Nói đến du lịch Miền Tây thì bạn không thể bỏ qua An Giang, nơi còn được biết đến với cái tên miền đất Bảy Núi (quê hương Thất Sơn). Vùng đất miền Tây quen thuộc nhưng chứa đựng nhiều điều bí ẩn. An Giang là tỉnh duy nhất thuộc đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại có nhiều dãy núi, trong khi những tỉnh miền Tây khác không có, trong đó nổi tiếng nhất là núi Sam (có miếu Bà Chúa Xứ), núi Cấm (có tượng Phật Di Lặc lớn nhất Châu Á).
An Giang lại có rừng tràm Trà Sư là nơi cư trú của chim trời; có hồ nước trời (Búng Bình Thiên) mênh mông sắc vàng bông điên điển; có kênh Vĩnh Tế nhộn nhịp thuyền chài vào mùa nước nổi. Ngoài ra An Giang cũng còn có nhiều điểm du lịch văn hóa khác như các đền thờ Hồi Giáo, các ngôi chùa mang đậm kiến trúc Khơme, và đặc biệt là lễ hội đua Bò. Để tới có chuyến Du lịch An Giang độc đáo, Blog Du Lịch xin chia sẻ một vài kinh nghiệm du lịch về mảnh đất này.
Du lịch An Giang
An Giang có 2 khu đô thị lớn là Tp. Long Xuyên và thị xã Châu Đốc, từ 2 điểm này sẽ rẽ đi các điểm du lịch khác nhau. Cụ thể:- Từ Châu Đốc bạn có thể đi thăm rừng Tràm Trà Sư, thăm Núi Sam, Núi Cấm, Núi Két, các làng bè cá trên sông, Núi bà chúa Xứ, Chợ Châu Đốc. Qua Tri Tôn xem lễ hội đua bò Bảy Núi, các ngôi chùa Khơme, Núi Cô Tô, đồi Tà Pạ. Hay qua cửa khẩu Tịnh Biên, ghé qua Cam chơi.
- Từ Long Xuyên bạn có thể đi: khu tưởng niệm bác Tôn, đi Thoại Sơn thăm núi Ba Thê, Núi Sập, khu du lịch hồ Ông Thoại.
Khám phá Ô Tà Sóc (An Giang)
Ngọa Long Sơn (có nghĩa con rồng nằm), là tên chữ của núi Dài. Đây là ngọn núi thuộc dạng núi dốc, được hình thành trong thời kỳ tạo sơn mãnh liệt nên núi có độ cao 554m (có nơi ghi 580m) và độ dốc lớn trên 25 độ.
Đá trên núi phần lớn là đá cứng với nhiều pha tạp khác nhau gồm đá núi lửa và đá granditoit có tuổi Jura thượng, đá granite có tuổi Creta. Con rồng nằm này dài khoảng 8.000m, dài nhất trong dãy Thất Sơn, nằm dọc theo Tỉnh lộ 955B, chiếm một diện tích rộng lớn thuộc 4 xã: Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc và Lê Trì của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Trên núi có nhiều loại gỗ quý như dầu, căm xe, lăng ổi, bời lời, quế, gõ mật, nính... tạo thành rừng rậm, là nơi trú ngụ của một số loài chim muông và thú rừng, như: nai, mang, heo rừng, trăn, rắn, gà rừng...
Thới Sơn (An Giang)
Suốt một thời gian dài, làng Thới Sơn của huyện Tịnh Biên - một trong những cửa ngõ dẫn vào vùng Bảy Núi, An Giang bị coi là chốn “thâm sơn cùng cốc” do vị trí xa xôi.
Chỉ mấy năm nay, nơi đây mới bắt đầu thu hút khách du lịch nhờ những nét văn hóa thú vị.
< Phong cảnh vùng Bảy Núi.
Trước khi đến Thới Sơn, chúng tôi nghỉ chân tại thị trấn Nhà Bàng. Huyện lỵ của Tịnh Biên phát triển khá nhanh trong thời gian qua. Tiếc là mật độ cây xanh đã giảm xuống nhường chỗ cho nhà cửa, phố xá mới xây dựng.
Khu du lịch Núi Sập (An Giang)
Thuộc địa phận huyện Thoại Sơn, cách thành phố Long Xuyên chừng 29km theo đường tỉnh lộ 943, khu du lịch Núi Sập gồm cụm nhiều núi đã tạo nên cho An Giang thêm phần độc đáo về danh thắng. Mặc dù không còn nguyên sơ nhưng khu du lịch Núi Sập vần còn đó nét đẹp hoang dại.
Cụm núi Sập gồm núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu là những ngọn núi tuy nhỏ nhưng góp phần đáng kể tạo nên diện mạo độc đáo của vùng quê hương “bảy núi”, đặc biệt ngọn núi Sập hay Thoại Sơn có độ cao 85m, chu vi chừng 3.800m gắn với lịch sử khai mở vùng đất Tây Nam bộ.
Những lưu ý khi tham quan Núi Sam (An Giang)
Cuối xuân, vào mùa lễ hội, về đồng bằng sông Cửu Long, du khách đến Châu Đốc (An Giang) sẽ là một chuyến đi với nhiều khám phá. Nếu như bạn là một người có tâm nguyện, cầu mong sự tốt lành cho người thân, thì có thể viếng miếu Bà Chùa Xứ, hoặc Tây An Cổ Tự hay Lăng Thoại Ngọc Hầu. Đó là những di tích với nhiều huyền thoại và truyền thuyết dân gian có từ thời tiền nhân khai mở đất phương Nam.
Kinh nghiệm làm lễ viếng Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang)
Gần đến ngày viếng bà chúa xứ núi Sam, một trong những lễ hội lớn được công nhận lễ hội văn hóa cấp quốc gia. Có đến đây, du khách mới có thể cảm nhận được sự tâm linh của đông đảo người dân dành cho bà chúa xứ núi Sam là như thế nào…
Tháng giêng, nhiều người thường hành hương về Châu Đốc (An Giang), viếng miếu Bà Chúa Xứ để cầu an, xin lộc đầu năm.
Kinh nghiệm đi Châu Đốc trong dịp đầu năm
Du lịch Châu Đốc với nhiều du khách Việt có lẽ không quá xa lạ khi hành trình này gắn với những chuyến hành hương đầy ý nghĩa. Tuy nhiên, không đơn thuần chỉ là điểm hành hương mà Châu Đốc còn sở hữu cảnh quan tươi đẹp và văn hóa rất phong phú.
Với các thông tin tổng hợp của Blog Du Lịch về điểm đến này, chắc chắn du khách sẽ tìm được nhiều điều có ích cho chuyến đi của mình.
Những thánh đường Hồi Giáo ở An Giang
Nằm lặng lẽ bên bờ sông Hậu, làng Châu Giang với các thánh đường trắng như một chốn yên bình bên sự nhộn nhịp của thành phố vùng biên Châu Đốc.
Thoạt nhìn, Thánh đường Hồi của dân tộc Chăm ở An Giang luôn mang đến cho chúng ta cảm giác choáng ngợp vì vẻ lộng lẫy và những họa tiết khá lạ mắt nhưng cũng không kém phần tinh tế, tôn nghiêm.
Cù lao Vàm Nao (An Giang)
Đến Vàm Nao thời điểm này, bạn sẽ cảm nhận sự kỳ bí của thiên nhiên ở nơi có hai dòng mặn ngọt cùng chảy, bắt cá linh, hái bông điên điển.
Vàm Nao là một cù lao thuộc huyện Phú Tân và đầu cù lao Ông Chưởng, huyện Chợ Mới (An Giang). Vào mùa nắng, nơi này rộng khoảng 30 ha. Kỳ thú nhất là vào mùa nước nổi, nơi này có hiện tượng san nước độc đáo từ sông Tiền qua sông Hậu.
Đặc sản nên thưởng thức khi đến An Giang
Nằm phía Tây Nam Tổ Quốc, An Giang là một vùng đất được thiên nhiên ban cho nhiều sản vật và khung cảnh hữu tình khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng khi đến thăm.
An Giang được thiên nhiên ban tặng đất đai màu mỡ, khí hậu hiền hòa và nhiều sản vật nổi tiếng gần xa. Du khách một lần đến thăm sẽ không khỏi bất ngờ và yêu mến vẻ đẹp của vùng đất phía nam Tổ Quốc này. Những lễ hội đặc sắc hằng năm được tổ chức như lễ hội “Vía bà chúa Xứ”, lễ hội đua bò Bảy Núi hay các lễ hội đặc sắc của người Khmer, người Chăm cùng sinh sống tại vùng đất này.
Các ngôi chợ Nổi nổi tiếng ở Miền Tây
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chi chít sông ngòi kênh rạch, được mệnh danh là vùng đất “Chín Rồng” có con nước lớn tràn bờ, nước ròng phơi bãi; có ghe thuyền sinh hoạt ngày đêm xuôi ngược trên sông… hình ảnh đó tự ngàn xưa, hôm nay vẫn vậy. Sông nước là đặc thù của miền Tây, vùng đất của hàng ngàn dòng sông, cửa sông đan xen như mạng nhện. Có sông ngòi, kênh, rạch, có phương tiện vận tải thủy, có người sinh hoạt mua bán trao đổi hàng hóa, tựu trung lại tất cả cảnh mua bán ngộ nghĩnh trên sông, người ta gọi là chợ nổi.
Về Long Xuyên để khám phá chợ nổi còn nét nguyên sơ, đến Trà Ôn để thưởng bún bò viên rau chuối hay ghé Sóc Trăng nghe những câu vọng cổ đậm chất miền Tây.
Chợ nổi Long Xuyên (An Giang)
Chợ nổi trên sông là nét đặc trưng văn hoá của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi ở Long Xuyên từ lâu đã trở thành cái tên quen thuộc trong vùng. Chợ nằm trên sông Hậu thuộc địa phận phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Nơi đây tập trung hàng trăm ghe xuồng neo đậu san sát trên sông, sinh hoạt, và buôn bán quanh năm suốt tháng.
Chợ nổi là điểm đến của những tour du lịch miền tây bởi lẽ đây là một trong những nét văn hóa nổi bật của những người dân nơi đây. Hằng ngày, mới tờ mờ sáng, ở khu vực bến sông này, hàng trăm ghe xuồng nối đuôi nhau tụ tập san sát. Chợ nổi là nơi chỉ có thương lái trên bờ và trên sông buôn bán với nhau. Ai bán loại nào sẽ treo hàng đó trên cây sào cao để khách dễ nhận biết. Hàng hoá được buôn bán chủ yếu là nông sản. Những thương lái trên sông đi khắp cắc nơi trong vùng mua hàng về đây bán lại cho các thương lái trên bờ.
Tour du lịch Quần Đảo Bà Lụa- Rừng Tràm Trà Sư (2 ngày 2 đêm)
Đến với tour du lịch quần đảo Bà Lụa 2 ngày 2 đêm các bạn sẻ được tham gia các hoạt động đánh bắt hải sản cùng với người dân trên đảo như tự tay mò ốc, nghêu, sò… và chế biến chúng với những bếp than đã được chuẩn bị sẵn, ngoài ra các bạn còn được khám phá rừng tràm trà sư với màu xanh của rừng tràm, của bèo và những đầm sen nơi đây, tham gia chương trình Quần Đảo Bà Lụa chắc chắn bạn sẽ có những phút giây trải nghiệm tuyệt vời.
Cầu " Chắc Cà Đao" (An Giang)
Em là gái Chắc Cà Đao
Xứ quê xa lắm anh nào có hay
Thương anh còn một chút này
Gửi thuyền cho bến, gửi mây cho trời
Gặp đây là chút tình thôi
Cõng nhau đi trọn kiếp đời mai sau...(1)
Anh nào đọc mấy câu thơ trên chắc là muốn đến Chắc Cà Đao xem em gái ấy dễ thương thế nào mà thơ nghe thật trữ tình da diết, nhưng cũng có thể giật mình vì cái địa danh nghe cứ như... tắc kè tặc lưỡi thế này.
Cù lao Ông Hổ (An Giang)
Cù lao Ông Hổ, nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, TP.Long Xuyên (An Giang), quê hương của Bác Tôn. Trên cù lao có khu lưu niệm và đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong khuôn viên hoa trái xum xuê.
Trước đây, nơi này là ngôi nhà gỗ, được xây dựng vào năm 1887, do thân sinh của Bác Tôn là cụ Tôn Văn Đề xây dựng, với lối kiến trúc hình chữ Quốc, sàn lót ván, mái lợp ngói ống, ngang 12m, dài 13m, rộng hơn 150 m².
Năm 1984, Bộ Văn hóa đã ra quyết định công nhận đây là Di tích Lịch sử Quốc gia.
Đồi Bạch Vân (An Giang)
Chạy ôm vòng quanh chân núi Sam là một con đường nhựa dài khoảng 6 - 7 km dẫn du khách từ ngã ba Đầu Bờ đến Bến Vựa. Bến Vựa là nơi tập trung nhiều mồ mả, gọi là khu nghĩa địa.
Từ bên đường, du khách có thể nhìn thấy các ngôi mộ với đủ kiểu cách, nhà giàu xây mộ có mái che, trung lưu chỉ xây bằng đá, còn nhà nghèo thì chỉ "sè sè nắm đất bên đường". Từ Bến Vựa nhìn lên khoảng hơn trăm mét là các bậc đá ngoằn ngoèo dẫn lên đồi Bạch Vân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét