Là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh “Thất Sơn”. Núi Tô được hợp thành bởi hai ngọn núi là núi Tô cao 614m, chu vi 14.375m và đồi Tà Pạ cao 120m, chu vi 10.225m. Tà Pạ thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
< Trên đỉnh Tà Pạ nhìn qua ngọn núi Tô.
Tuy nằm cách trung tâm thị trấn Tri Tôn chưa đầy một cây số nhưng đồi Tà Pạ lại mang cái vẻ đẹp hoang sơ và kỳ bí. Trên đỉnh đồi chỉ cao 120m này có ngôi chùa cổ rộng lớn và một hồ nước được bao quanh bởi những vách đá. Từ đỉnh đồi, người ta có thể ngắm toàn cảnh thị trấn Tri Tôn, lại có thể đắm mình trước vẻ đẹp của những ô ruộng lúa nhiều màu sắc chạy dọc theo chân núi Tô…
< Trên đồi, nhìn xuống đồng lúa trù phú của các ruộng lúa ở Tà Pạ.
Từ chợ Tri Tôn đi hết đường Nguyễn Trãi một đoạn ngắn (theo hướng về Khu du lịch đồi Tức Dụp), bạn sẽ bắt gặp cây lâm vồ to lớn. Đối diện với gốc cây cổ thụ này là cổng chùa Tà Pạ (người dân hay gọi là chùa Núi hay chùa Chưn Num theo tiếng Khơ-me), nơi bắt đầu con đường chính dẫn lên đồi Tà Pạ.
Cổng chùa được xây dựng hoành tráng với đôi cột đá, phía trên có tượng thần Bốn Mặt ngự trị. Nếu như lúc trước, đường lên đồi Tà Pạ vẫn còn còn gồ ghề, đầy sỏi đá thì hiện nay đã được xây dựng bằng phẳng với chiều ngang từ 4 – 7m.
< Cổng chùa Tà Pạ.
Người ta khéo léo sắp xếp những viên đá hình chữ nhật dài khoảng 20 – 30cm theo lối nằm ngang xen kẽ rồi đổ bê tông kết dính chúng lại với nhau thành mặt đường. Hòa thượng Chau Sưng, trụ trì chùa Tà Pạ, cho biết, phải mất nhiều tháng ròng, con sóc (bổn đạo) cùng với sư sãi, à cha mới xây dựng xong con đường rộng lớn chạy thẳng lên chùa và con đường vòng theo vách núi ra hậu viên chùa.
Ngay ngôi chùa Tà Pạ cũng được xây dựng theo kiểu “tàm thực” (bổn đạo quyên tiền đến đâu thì tiến hành xây cất đến đó). Bởi vậy, bên cạnh khu chánh điện cổ kính vừa xuất hiện thêm tháp phật Thích Ca mới hoàn tất cách nay vài tháng. Công trình này nằm ngay mỏm núi, nơi có thể hướng mắt ngắm toàn cảnh thị trấn Tri Tôn. Toàn bộ khu tháp được lát bằng đá granit và xây dựng theo kiến trúc độc đáo của người Khơ-me, chính giữa là tượng phật Thích Ca uy nghiêm, bề thế.
< Chùa Tà Pạ.
Từ cổng chùa Tà Pạ đi lên núi khoảng 200m sẽ gặp 3 lối rẽ. Nếu không đi thẳng hoặc vòng theo con đường bê tông lên chùa, du khách có thể đi về bên phải theo hướng chỉ tay của tượng thần đứng bên vệ đường. Cách đó khoảng 50m lại bắt gặp ngã ba. Neu rẽ phải là đến Đài Truyền thanh huyện Tri Tôn, còn rẽ trái chính là đường đi đến hồ Tà Pạ.
Một cánh đồng to lớn cặp theo ngọn núi Tô hùng vĩ hiện ra trước mắt du khách. Mà đồng lúa Tà Pạ có nét đặc thù rất thú vị là cùng một thời điểm nhưng có mảnh đang gặt trơ gốc rạ, có mảnh xanh rờn mạ non, có mảnh vừa cấy xong, lại có mảnh lúa chín vàng rực...
Cánh đồng Tạ Pạ dưới ánh buổi ban mai:
Do vậy, những ô ruộng lúa nằm kề bên nhau đã vô tình tạo thành bức tranh nhiều màu sắc do thiên nhiên ban tặng. Lúc hoàng hôn, sương giăng mờ ảo kết hợp với khói lam chiều của những hộ dân sống dọc theo triền núi Tô tạo nên cảnh đẹp hữu tình níu chân du khách. Đây là thời điểm thích hợp nhất để săn những bức ảnh đẹp…
Có lẽ điều thú vị nhất ở đồi Tà Pạ là ngay giữa đỉnh đồi lại xuất hiện một hồ nước rộng lớn, màu nước lúc nào cũng xanh trong như ngọc. Đây là dấu vết còn sót lại của khu vực khai thác đá đã bị cấm cách nay gần chục năm. Tuy nó không hoành tráng như lòng hồ núi Sập (huyện Thoại Sơn) nhưng nước ở đây trong vắt, có thể nhìn tận đáy hồ. Người dân địa phương rất thích lên hồ Tà Pạ tắm mát vào mỗi buổi chiều. Thỉnh thoảng, có một số du khách cũng thích vẫy vùng trên mặt nước hồ hòa mình với thiên nhiên.
Ngoài ra, nếu đứng trên đỉnh đồi Tà Pạ nhìn xuống thung lũng là cánh đồng lúa - một bức tranh muôn màu, muôn sắc. Đồng lúa Tà Pạ có một đặc điểm rất lạ là cùng một thời điểm nhưng có mảnh đang gặt trơ gốc rạ, có mảnh xanh rờn mạ non, có mảnh vừa cấy và có nơi lúa lại đang ngậm đòng...
< Bình minh ở Tà Pạ.
Đến Tà Pạ, ngoài không khí trong lành, môi trường sạch đẹp, du khách còn cảm nhận được nét hoang dã, trù phú của một vùng đất; vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa trên đỉnh núi và phóng tầm nhìn về thị trấn Tri Tôn mờ ảo trong màn sương sớm...
Tà Pạ tạo cho du khách một ấn tượng đẹp về một “Thất Sơn” huyền bí và kỳ thú. Dù nằm bên hông phố thị nhưng đồi Tà Pạ vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ, trong lành và kỳ bí của vùng Thất Sơn. Nếu biết cách đầu tư hợp lý, nơi đây có thể trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Báo Ảnh Đất Mũi, Cổng thông tin Điện tử An Giang, internet
Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
(Tiếp theo) T ừ hàng chục năm trước: người ta vẫn biết xã Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) là vùng đất có tiềm năng để phát triển du lị...
-
T háng 12 vừa rồi, chúng tôi có chuyến đi đầy thú vị, chinh phục những cung đường toàn lau lách nở trắng khu rừng bên sườn Tây Yên Tử. Một ...
-
Đ ỉnh Hòn Bà là một Đà Lạt của vùng biển Nha Trang thơ mộng, nơi mà từ hơn 100 năm trước, bác sĩ Yersin đã cho khai phá làm trang trại trồng...
-
Đ ến với chợ lạc-xoong, bạn có thể mua được mọi thứ với giá rất rẻ, đặc biệt là có thể thỏa trí đam mê sưu tầm hàng “độc” và phất lên nhờ nh...
-
FANXIPAN (Lào Cai - độ cao 650m) Thông tin cơ bản Tỉnh Lào Cai là tỉnh miền núi, vùng cao. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Na...
-
Nhóm đền tháp Chăm Posah Inư tọa lạc trên đồi "Lầu Ông Hoàng" thuộc Bà Nài xã Phú Hải, về phía Đông - Bắc cách thành phố Phan Thiế...
-
Nhà thờ San Augustin (tiếng Ban Nha: Iglesia de la Inmaculada Concepción de María de San Agustín) là một nhà thờ Công giáo La Mã dưới sự ...
-
On the first day we arrived in Thailand , we decide to see one of the must-sees here – Ladyboy show. The official website of Calypso Cabaret...
-
Bé này show cũng bình thường thôi, nhưng mà cứ post lên cho anh em xem cho phong phú, biết thêm. Với lại cho thư viện ảnh thêm phong phú ^^
-
Xem cao bồi Mỹ chăn bò Đây là lễ hội chăn bò truyền thống của cao bồi gốc Mexico sống ở bang Texas, Mỹ. Cuộc thi diễn ra ở khu bảo tồn truyề...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét