Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Theo sách Chùa Việt Nam - Xưa và Nay của Võ văn Tường cho biết: “Chùa tọa lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0650.823020. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa do Hòa thượng Nhẫn Tế Chơn Phổ sáng lập vào năm 1928, có tên là chùa Bửu Hương. Đến năm 1937, chùa được đổi tên thành chùa Tây Tạng. Điện Phật được bài trí trang nghiêm với khá nhiều tượng chư Phật, Bồ tát. Trụ trì là Hòa thượng Thích Tịch Chiếu.”

Theo một du khách hành hương đầu năm mô tả “Chùa Tây Tạng được xem là danh lam của miền đất Bình Dương. Nằm thong thả trên ngọn đồi có nhiều bóng mát cây xanh trên đường Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, nên chùa có cảnh trí đẹp, thoáng mát, tĩnh lặng trước cảnh náo nhiệt của phố phường.
Nét nổi bật nhất là chùa được xây dựng theo kiến trúc của một ngôi tự viện Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt trên tầng thượng là tượng Ngũ Trí Như Lai theo bố cục Mandala- biểu tượng của Phật giáo Mật tông.
Chỉ có ngày rằm, mồng một hoặc dịp lễ lớn, nhà chùa mới mở cửa cho du khách lên tầng thượng để chiêm bái Ngũ Trí Phật. Nếu du khách đi vào bên trong chánh điện thì chắc chắn sẽ không khỏi ngạc nhiên với nhiều bức họa sặc sỡ bằng nhiều màu sắc khác nhau được treo chung quanh. Mỗi bức họa là hình ảnh của các vị phật, bồ tát và tổ sư của Phật giáo Tây Tạng. Vì vậy, Chùa Tây Tạng ở Bình Dương được xem là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, mang màu sắc của Mật tông và khác hẳn với nhiều ngôi chùa khác ở Việt Nam.
Đến viếng chùa Tây Tạng, khách hành hương còn được nghe kể lại câu chuyện nhà sư Minh Tịnh đi tham bái Ấn Độ, Tây Tạng vào những năm 1935-1937. Sau khi đi viếng những thắng tích của Phật giáo ở Ấn Độ, ông bất kể hiểm nguy, khó nhọc đã vượt núi rừng Hi Mã Lạp Sơn để đến được kinh đô Lhasa của Tây Tạng thời đó. Tại đây, được cho là nhà sư Việt Nam đầu tiên đặt chân đến miền xứ tuyết với một ý chí bền bĩ hiếm có, nên ông được tiếp đón niềm nở và thọ truyền pháp tu của Phật giáo Tây Tạng. Cuộc hành trình này được ông ghi lại trong quyển Nhật ký tham bái Ấn Độ-Tây Tạng khá dày và hiện còn lưu giữ trong chùa.
Vào dịp đầu năm, chùa Tây Tạng có nhiều người lui tới, nhưng đông nhất là tối ngày mùng tám tháng giêng vì chùa tổ chức lễ cúng sao giải hạn, cầu an cho bá tánh thập phương. Nếu đến chùa vào buổi sáng hoặc lúc chiều, thỉnh thoảng du khách còn được thấy Sư Tịch Chiếu- người kế thừa sự nghiệp của Hòa thượng Minh Tịnh, năm này tuổi đã ngòai trăm, vẫn thong dong tự tại dạo quanh sân chùa. Mỗi dịp đầu năm, hai kiểng chùa Hội Khánh và Tây Tạng mở rộng cửa từ bi đón khách lễ phật, để giúp cho tâm mỗi người được bình an, hướng thiện.” (Dương Hoàng Lộc)
Dưới đây là một số ảnh ghi nhận trên Internet (tác gỉa: Quang Võ):

chua_tay_tang_binh_duong_2
chua_tay_tang_binh_duong_13
chua_tay_tang_binh_duong_3
chua_tay_tang_binh_duong_4
chua_tay_tang_binh_duong_5
chua_tay_tang_binh_duong_14
chua_tay_tang_binh_duong_7
chua_tay_tang_binh_duong_12chua_tay_tang_binh_duong_11
chua_tay_tang_binh_duong_8
chua_tay_tang_binh_duong_10chua_tay_tang_binh_duong_9


chua_tay_tang_binh_duong_15
Một vi Sư của chùa đang vẽ tranh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến