Sau gần 30 năm được đặt tên Pêtapoót - ngôi làng thuộc xã Đắc Ring (Nam Giang, Quảng Nam), đến hôm nay vùng đất này vẫn chưa nhiều thay đổi. Người dân rất ít có cơ hội đi xa, được biết đến phố thị phồn hoa, văn minh của con người mà chỉ bám rẫy gieo lúa, tẻ kê, săn bắn, hái lượm...
Hoang sơ Pêtapoót
Pêtapoót nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ của dãy Trường Sơn. Ở đây, có cộng đồng người Ve sinh sống theo kiểu “săn bắt hái lượm”. Trung úy Coor Trung (Đồn biên phòng 661), cho biết: Mấy chục năm qua, người dân của vùng đất này hiếm có ai sống đến tuổi 60.
< Làng Pêtapoót với những căn nhà sàn lợp bằng ống tre lồ ô.
Cả làng, chưa người nào ra phố thị một lần, cũng không ai biết đến màn hình ti vi, chiếc xe máy, tiếng điện thoại reo... nhưng có điều họ rất mến khách. Cả làng chỉ có vài chục nóc nhà được lợp mái bằng ống tre nứa chẻ đôi, lắp theo kiểu ngói âm dương.
Hơn 20 hộ dân, 37 khẩu, trong đó có 13 trẻ em. Năm 1980, trong lúc đi tuần tra, các chiến sĩ biên phòng phát hiện ra nhóm người Ve này. Kể từ đó ngôi làng Pêtapoót dưới ngọn núi Pèng Giàng này được biết đến.
< Những phụ nữ PêtaPoót gùi hàng.
Là thành viên uy tín nhất làng, Kring Thôi, 55 tuổi - Trưởng thôn Pêtapoót hồ hởi khi khách lạ đến thăm. Ông khoe nhà sàn của mình khá giả bởi đang sở hữu hàng trăm xương đầu, nanh vuốt của hàng chục loài thú rừng khác nhau treo trên vách.
Người Ve xem xương thú như chiến tích và là biểu tượng của sức mạnh, sự kiêu hãnh cho con cháu các đời. Đàn ông người Ve chỉ việc săn bắt thú rừng, đi vát gỗ, lấy rượu tà- vạt. Mọi công việc còn lại đều do một tay của người phụ nữ quán xuyến. Vợ Kring Thôi, tâm sự: “Đời tui chưa một lần ra khỏi cánh rừng này.”
< Trẻ em PêtaPoót.
Trong 13 trẻ em của làng có 4 em được đi học theo sự vận động của chính quyền địa phương. Số trẻ em còn lại phải ra rẫy, ra suối bắt cá, đi chăn những bầy heo rừng kiếm cái ăn. Buổi sáng đầu tuần, chúng gùi gạo vượt thác băng ghềnh hơn một ngày đường mới đến trường tiểu học dân tộc nội trú xã.
Dù 10 chén gạo, một nắm muối không đủ no bụng cho cả tuần nhưng các em vẫn phải đến trường. Cả làng chỉ có các em là những công dân có thể mang chuyện “lạ” ở phố thị về kể cho người làng nghe như: Chuyện cái ti vi có hình người biết nói, đồng tiền mua đi bán lại và chiếc xe chạy có tiếng nổ...
< Đầu và xương thú được săn bắt được treo trên vách nhà.
Sống nhờ... thuốc độc
Ở Pêtapoót, người Ve uống nước lá đầu nguồn, săn con nai, con hoẵng. Khi chết trả lại thân cho rừng. Có lẽ cuộc sống hoang dã đã dạy cho họ nghĩ ra cách dùng chất độc để săn thú dữ và giết kẻ thù. Câu chuyện của những tay săn cự phách nơi đây kể rằng: Chất độc Prua (loại thuốc dùng đi săn thú) có thể làm máu người đông cứng trong vòng 20 bước chân khi trúng độc.
< Từ nhỏ, trẻ em của làng đã bắt đầu được rèn luyện nghề đi săn thú rừng.
Vậy nên chưa từng có con vật có máu nào là không chết nếu dính chất kịch độc Prua. Một điều cấm kỵ là chất độc này không được bất kỳ người dân bản địa nào truyền cho người ngoài dòng tộc. Kring Phông Nhấp (50 tuổi) là thợ săn lừng lẫy nhất làng Pêtapoót tự hào chỉ tay lên vách nhà giới thiệu với chúng tôi hàng trăm xương đầu, nanh heo và móng vuốt các loài thú.
Ông là người duy nhất của làng có thể tìm thấy cây Prua và biết cách chế biến loại độc dược này. “Ở đầu nguồn con sông Ring, trong rừng sâu sông Thanh chỉ có duy nhất hai cây Prua xanh mướt và dưới gốc cây có nhiều đống xương thú” - ông Nhấp khẳng định.
Tương truyền rằng: Trong một đêm không trăng, làng Pêtapoót bị giặc tấn công giết sạch nhưng chỉ một chàng trai chạy thoát vào rừng. Chàng chạy mãi, chạy mãi lên thượng nguồn con sông Ring và than khóc từ ngày này sang ngày khác.
< Mỗi khi săn được con thú thì người dân Pêtapoót lại chia nhau.
Chàng tiếc thương dân làng, người thân bị giết hại, khóc vì uất hận giặc thù. Nhưng rồi một mình chàng không thể trả thù nổi. Đến khi chớp mắt nằm ngủ vì kiệt sức, chàng mơ thấy một người đến gần và bảo: “Muốn trả thù hãy lên thượng nguồn con sông Ring tìm cây có độc”. Tỉnh mơ, chàng bật dậy đi chuẩn bị lương thực theo dọc con sông Ring gần ba tháng trời để tìm một loài cây.
Đến thượng nguồn, chàng hỏi các loài cây: “Cây nào trả thù giúp tôi được?” Một cây cổ thụ có tán lá to lên tiếng: “Nhìn xuống gốc tôi thì biết. Nhìn xuống, chàng thấy một đống xương thú do dính phải nhựa cây mà chết nên chàng chặt một nhánh đem về làm nỏ, lấy nhựa cây tẩm vào cung tên đi trả thù cho dân làng”.
Bí quyết tuyệt mật
< Kring Phông Nhấp - người chế độc Prua cho làng Pêtapoót.
Chính vì sợ làng khác biết cách chế biến chất độc lợi hại này nên người Ve không truyền cách pha chế độc cho người ngoài dòng tộc. Kring Phông Nhấp kể rằng, ông nội của ông lúc trước biết rất nhiều cách pha chế chất độc như: Thuốc nhử chim cá, thuốc để người khác thương mến hay ganh ghét nhau hoặc dùng trong buôn bán...
Ông cũng là người duy nhất có thể lấy lá rừng xông hơi cứu người, hoặc làm cho người đó chết, nhưng rồi ông đã qua đời khi chưa kịp truyền bí quyết cho con cháu nên phương thức chế thuốc này bị thất truyền. Những câu chuyện kỳ bí về chất độc Prua có thể là mơ hồ nhưng người Ve vẫn tin ở điều đó.
< Thịt rừng khô xông khói bếp, lương thực dự trữ của người dân Pêtapoót.
Kring Phông Nhấp kể: Thời chiến tranh, người Pêtapoót đã biết dùng độc Prua để giết giặc. Năm đó, quân Pháp đóng ở đồn Bến Giằng đổ bộ vào suối Bệnh viện gần làng Pêtapoót cũ (vùng đất sát biên giới Lào), dân làng Pêtapoót đã dùng cung, nỏ tẩm chất độc Prua mà bắn. Trúng độc, những tên giặc bước chưa tới 20 bước chân đã phải gục ngã. Độc Prua chỉ cần dính vào khi bị trầy xướt da cũng đủ làm người chết vì máu đông cứng.
< Những đứa trẻ người Ve từ tấm bé đã được người lớn kể về sức mạnh cung tên và chất độc Prua - niềm tự hào của dân bản.
Ngày chúng tôi tới Pêtapoót, Krinh Hội săn được một con sơn dương to hơn trăm ký. Cả làng xúm lại để xẻ thịt chia đều cho mỗi hộ dân trong làng. Kring Hội nói: “Khi nấu chín thịt lên, chất độc cũng biến mất”.
< Các chiến sĩ đồn biên phòng 661 dùng ngựa gùi hàng lên Pêtapoót giúp dân.
Rồi Kring Hội nói nhỏ với tôi: “Tui chỉ cho cán bộ thì cán bộ cũng không làm độc được đâu vì ngoài một vài người được truyền lại nghề thì có ai biết được cây Prua hình thù ra sao mà tìm lấy nhựa”.
Men rượu ngà say, già Nhấp tra một mũi tên vào nỏ ngắm một cây cao siết cò. Mũi tên cắp phập vào cành cây trong nháy mắt trước tiếng vỗ tay hoan hô của dân làng. Cung tên, thuốc độc, là biểu tượng về sức mạnh của người Ve ở làng Pêtapoót.
Du lịch, GO! - Theo VTC, internet
Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
(Tiếp theo) T ừ hàng chục năm trước: người ta vẫn biết xã Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) là vùng đất có tiềm năng để phát triển du lị...
-
T háng 12 vừa rồi, chúng tôi có chuyến đi đầy thú vị, chinh phục những cung đường toàn lau lách nở trắng khu rừng bên sườn Tây Yên Tử. Một ...
-
Đ ỉnh Hòn Bà là một Đà Lạt của vùng biển Nha Trang thơ mộng, nơi mà từ hơn 100 năm trước, bác sĩ Yersin đã cho khai phá làm trang trại trồng...
-
Đ ến với chợ lạc-xoong, bạn có thể mua được mọi thứ với giá rất rẻ, đặc biệt là có thể thỏa trí đam mê sưu tầm hàng “độc” và phất lên nhờ nh...
-
FANXIPAN (Lào Cai - độ cao 650m) Thông tin cơ bản Tỉnh Lào Cai là tỉnh miền núi, vùng cao. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Na...
-
Nhóm đền tháp Chăm Posah Inư tọa lạc trên đồi "Lầu Ông Hoàng" thuộc Bà Nài xã Phú Hải, về phía Đông - Bắc cách thành phố Phan Thiế...
-
Nhà thờ San Augustin (tiếng Ban Nha: Iglesia de la Inmaculada Concepción de María de San Agustín) là một nhà thờ Công giáo La Mã dưới sự ...
-
On the first day we arrived in Thailand , we decide to see one of the must-sees here – Ladyboy show. The official website of Calypso Cabaret...
-
Bé này show cũng bình thường thôi, nhưng mà cứ post lên cho anh em xem cho phong phú, biết thêm. Với lại cho thư viện ảnh thêm phong phú ^^
-
Xem cao bồi Mỹ chăn bò Đây là lễ hội chăn bò truyền thống của cao bồi gốc Mexico sống ở bang Texas, Mỹ. Cuộc thi diễn ra ở khu bảo tồn truyề...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét