Từ xa xưa, cây đa, giếng nước, sân đình đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam. Trong đó giếng làng tồn tại trong nếp sống sinh hoạt có từ thưở xa xưa.
< Giếng Ngọc trước đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội), tương truyền là nơi Trọng Thủy đã trầm mình sau khi biết Mỵ Châu bị vua cha xử chém. Giếng Ngọc nằm giữa một cái ao, nước trong giếng có màu nâu đỏ đặc biệt.
Gần như làng nào cũng có ít nhất một giếng. Giếng làng hay còn gọi là giếng đất có chu vi hình tròn, hình vuông hay chữ nhật, được đào rộng như chiếc ao con. Xung quanh giếng và thành giếng xây gạch hoặc đá ong có nơi thì bằng đá hộc.
< Giếng thôn Vũ Ngoại (xã Liên Bật, Ứng Hòa, Hà Nội) hiện không còn dùng được nhưng trồng đầy sen. Bên cạnh giếng là khu chợ họp hàng ngày.
Giếng làng là nơi các thôn nữ ra gánh nước, tắm giặt, soi mình làm duyên, nơi trai gái hẹn hò. Ðến tuần tiết, dân làng lấy nước giếng để lễ Phật, tế thành hoàng. Ngày hội làng, cũng nước giếng ấy được dùng để tắm thánh (lễ Mộc dục).
< Ngay dưới cổng Tam quan ngoại đình Vẽ ở làng Đông Ngạc (huyện Từ Liêm, Hà Nội) có 2 giếng lớn nên được người dân gọi là mắt rồng.
Vài chục năm trở lại đây, các làng quê Việt Nam được ngói hóa, bêtông hóa, nhiều người xây bể lớn để lấy nước mưa, nhiều làng cổ ven đô thị dùng nước máy, nhưng giếng làng đâu dễ gì quên lãng!
Một mảnh hồn quê
< Giếng chùa Thầy, xóm Sài Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội) không còn được sử dụng nên đầy rêu, bèo.
Trên thực tế, ở nhiều nơi, giếng làng đã bị lấp đi để lấy mặt bằng xây dựng. Tuy nhiên, không ít nơi, giếng làng vẫn đang tham gia vào đời sống thường nhật của người dân, vẫn là nguồn nước sạch của nhiều người. Ở nhiều vùng quê, trước đình làng vẫn giữ nguyên chiếc giếng xây bằng gạch bát tràng, được coi là nguồn tụ thủy, tụ phúc của cả làng.
< Giếng mắt Rồng bên hồ Long Trì (Ao Rồng) nằm dưới núi Sài Sơn (làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai). Bên kia hồ cũng có một chiếc giếng, tượng trưng cho hai mắt rồng.
Dẫu không còn là nguồn cấp nước dùng cho dân làng, nhưng nhiều vùng quê vẫn giữ gìn giếng nước sạch sẽ. Đó là việc làm dường như để giữ trong sạch mảnh hồn quê.
< Xuất hiện cùng thời điểm với chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ) là Giếng Chùa. Hiện nước vẫn trong sạch và được người dân dùng hàng ngày.
Như giếng đình làng Đại Phùng, Hà Tây, dưới xây bằng gạch đá ong, thành giếng là cả khối đá ong khoét rỗng, trông thật mộc, thật chân quê. Giếng chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, ngay trước nhà Tổ của chùa, thành giếng là đá xanh nguyên khối khoét rỗng lòng, tỏa chân ra mặt sân giếng, trông như một bông sen nở với những cánh hoa chạm khắc khá nhuần nhị. Bảo tàng Mỹ thuật có phỏng tạo một khẩu giếng chùa Bút Tháp, bày trong vườn Bảo tàng, như để cho người tứ xứ, năm châu biết đến một nét quê Việt Nam...
< Giếng xóm Đình Mông Phụ (Đường Lâm, Hà Nội)
Ở Thượng điện của Linh Tiên quán, Hà Tây, có một giếng nước đặc biệt mà cư dân quanh vùng coi là một huyệt đan sa rất linh thiêng, nước quanh năm trong, ngọt và múc mấy cũng không cạn. Người ta vẫn lấy nước ở đây cúng tế thần tiên.
< Giếng làng Chuông (huyện Thanh Oai).
Còn ở Kẻ Ngườm thuộc Nghiêm Xuyên, Thường Tín, có một giếng lớn, bờ xây tròn, nằm không xa sông Nhuệ, nhưng mùa nước lũ cũng như mùa hanh khô, mực nước trong giếng vẫn ổn định. Đó là giếng Khoái, niềm tự hào của dân chúng ở đây. Lấy nước trong giếng pha trà hay ủ chè tươi thì hương thơm, vị thấm lạ thường. Đặc biệt, chè tươi nước giếng Khoái không chỉ thơm ngấm, mà còn say, cái say vương vấn cho cảm giác lạ lùng, êm ái.
< Giếng làng Nghiêm Xuyên (Thường Tín, Hà Nội) vẫn là nơi trẻ em nô đùa bơi lội vào mùa hè.
Có thể nói, ở bất cứ vùng quê văn hiến nào cũng có những giếng nước, có thể thấy ở đó cả phần tâm linh cùng phần đời thường của những người muôn năm cũ. Ở chùa Phổ Minh, Nam Định, ngoài đôi giếng trước chùa được coi là đôi mắt rồng, ở sau chùa còn có một giếng cổ mà thân giếng được xếp bằng những chiếc vại sành bên trong đựng đầy vôi. Nhờ vậy mà nước trong vô cùng và rất sạch.
< Giếng Miếu tại xã Hồng Minh (huyện Phú Xuyên) hiện thành nơi trồng sen.
Còn bên cạnh điện Thánh ở chùa Keo, Thái Bình, có một giếng cổ, người xưa xếp những cối đá thủng làm thành giếng. Đá làm nước trong sạch, và đá cũng giữ cho giếng trường tồn...
Giếng thiêng
Dân tộc, đất nước, trong tâm thức người Việt vô cùng thiêng liêng.
< Bên hông chùa Láng (Hà Nội) còn có một giếng rộng lớn hình tròn theo kiểu giếng làng ngày xưa.
Vậy nên ở nhiều miền quê dân tộc Việt, có những giếng thật thiêng. Như ở vạt núi đá Trân Sơn, Bắc Ninh, có một chỗ gọi là Giếng Việt. Các khe đá chỗ đó nứt tỏa ra chung quanh, từ trên cao nhìn xuống như hình cửa mình bà mẹ xứ xở!
< Giếng cổ trong quần thể di tích thành cổ Cổ Loa.
Với hình tượng đó mà người xưa luôn coi giếng nước là âm tính chăng? Và từ rung cảm sâu xa, to lớn đó, nên trong khu di tích Đền Hùng mới có cả đền Giếng chăng? Đền Giếng là nơi thờ tự công chúa Ngọc Hoa, sau lấy Sơn Tinh, và công chúa Tiên Dung, sau kết duyên cùng Chử Đồng Tử. Hiện vẫn còn một khẩu giếng, tương truyền là nơi hai nàng công chúa con Vua Hùng thứ 18 vẫn dùng soi gương...
< Giếng đá cổ thôn Khu Cầu làng Yên Sở ( tên cũ là làng Kẻ Giá hay Cổ Sở -Hoài Đức-Hà Tây cũ. Giếng có từ thời Mã Viện sang xâm chiếm Việt Nam.
Ở vùng Dâu, Bắc Ninh hiện cũng còn giữ được một giếng nước không có thành cao. Tương truyền, đây là chỗ bà Man Nương cắm cây gậy của Đại sư Đà La cho mà tạo nên nguồn nước chống hạn. Ngày nay, nước giếng này vẫn trong vắt và không bao giờ cạn.
< Giếng khác ở xóm chùa Trăm gian.
Cũng ở Bắc Ninh, trong khu chùa Phật Tích, vẫn còn dấu tích 3 giếng cổ, có từ thời Lý, khi mới dựng chùa. Một giếng ở sườn núi phía sau chùa, được kè đá, có những bậc dẫn xuống lấy nước. Trên sân trước cửa chùa cũng có một giếng nước, ở đáy giếng có một tượng đầu rồng, từ đây nước tuôn ra, tát mấy cũng không cạn. Còn ở dưới ao chùa, gần đây mới phát hiện có một khẩu giếng mà ở đáy có một số đồ đất nung vốn dùng trang trí cho kiến trúc cổ xưa.
< Nằm trong cụm di tích đình chùa Giao Sam, thôn Thích Chung xã Bá Hiến huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc chiếc giếng vuông cổ 600 tuổi hiện vẫn còn nguyên vẹn. Theo người dân ở đây kể: “ Không rõ giếng xây dựng từ khi nào, chỉ nghe các cụ kể lại từ khi có chùa Giao Sam thì đã có giếng rồi! ”. Miệng giếng cổ hình vuông. Tang giếng cổ được ghép bởi bốn phiến đá sa thạch hình chữ nhật màu xanh.
< Giếng Xa La-Hà Đông.
Ở Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây, hiện còn một giếng nước huyền thoại. Đó là Giếng Xin Sữa, dù chỉ nhỏ như vành nón, mà ngàn năm nay giếng vẫn đầy và trong vắt.
< Giếng cổ làng Giàn nay nằm tại số nhà 470 Xuân Đỉnh, Tây Hồ, Hà Nội. Hiện giếng đã cạn nước khoảng 20 năm nay nhưng giếng vẫn còn giá trị tâm linh.
Từ đời này truyền qua đời khác câu chuyện từ xa xưa, những bà mẹ ở Đường Lâm thiếu sữa nuôi con đến bên giếng làm lễ xin sữa, rồi xin một ít nước, uống vào, là có đủ sữa cho con bú. Những bà mẹ trẻ ở Đường Lâm ngày nay vẫn làm như vậy!...
< Những cái giếng như ở thôn Đông hiện nằm tại đầu ngõ 42 Xuân Đỉnh đã không còn sử dụng được và được khóa miệng lại.
Giếng làng ở các miền quê người Việt đến nay còn không nhiều, và cũng không còn những giá trị sử dụng. Nhưng, trong tâm thức người Việt, giếng làng là giá trị văn hóa vô cùng sâu sắc. Nó như gương soi ngàn xưa gửi lại, lại như những giấc mơ trong trẻo, lung linh, dẫu ít gặp trong thực tế, nhưng đã lặn sâu nơi tiềm thức, đôi khi là giấc mơ tràn trề.
Tục tắm tiên xưa và nay
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ VnExpress, Nguoidaibieu, VOV...
Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
(Tiếp theo) T ừ hàng chục năm trước: người ta vẫn biết xã Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) là vùng đất có tiềm năng để phát triển du lị...
-
T háng 12 vừa rồi, chúng tôi có chuyến đi đầy thú vị, chinh phục những cung đường toàn lau lách nở trắng khu rừng bên sườn Tây Yên Tử. Một ...
-
Đ ỉnh Hòn Bà là một Đà Lạt của vùng biển Nha Trang thơ mộng, nơi mà từ hơn 100 năm trước, bác sĩ Yersin đã cho khai phá làm trang trại trồng...
-
Đ ến với chợ lạc-xoong, bạn có thể mua được mọi thứ với giá rất rẻ, đặc biệt là có thể thỏa trí đam mê sưu tầm hàng “độc” và phất lên nhờ nh...
-
FANXIPAN (Lào Cai - độ cao 650m) Thông tin cơ bản Tỉnh Lào Cai là tỉnh miền núi, vùng cao. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Na...
-
Nhóm đền tháp Chăm Posah Inư tọa lạc trên đồi "Lầu Ông Hoàng" thuộc Bà Nài xã Phú Hải, về phía Đông - Bắc cách thành phố Phan Thiế...
-
Nhà thờ San Augustin (tiếng Ban Nha: Iglesia de la Inmaculada Concepción de María de San Agustín) là một nhà thờ Công giáo La Mã dưới sự ...
-
On the first day we arrived in Thailand , we decide to see one of the must-sees here – Ladyboy show. The official website of Calypso Cabaret...
-
Bé này show cũng bình thường thôi, nhưng mà cứ post lên cho anh em xem cho phong phú, biết thêm. Với lại cho thư viện ảnh thêm phong phú ^^
-
Xem cao bồi Mỹ chăn bò Đây là lễ hội chăn bò truyền thống của cao bồi gốc Mexico sống ở bang Texas, Mỹ. Cuộc thi diễn ra ở khu bảo tồn truyề...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét