Bắc Hà là một huyện thuộc Đông Bắc Lào Cai, có nhiều danh thắng cảnh đẹp mang đậm nét tự nhiên và lịch sử. Cùng với những cảnh sắc thiên nhiên ban tặng như các dãy núi hùng vĩ, sông suối và hang động, con người hiền hậu mến khách. Vùng đất này còn là nơi hội tụ các sắc màu văn hoá dân tộc những đặc sản riêng của Miền Tây Bắc, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt níu giữ chân khách thập phương khi đến với Bắc Hà.
Nếu chưa một lần đến Bắc Hà chắc nhiều bạn sẽ băn khoăn không biết nên đến với “Cao nguyên trắng” này vào thời điểm nào đúng không ?Blog du lịch xin chia sẻ với các bạn một số mốc thời gian đặc biệt để các bạn có thể tự sắp xếp cho mình một chuyến du lịch tới đây nhé
- Vào mùa xuân, trước và sau Tết Âm lịch là mùa của hoa mận nở.
- Lễ hội Đua ngựa Bắc Hà theo thông lệ được tổ chức vào đầu tháng 6 hàng năm sau khi mận đã chín.
- Lễ hội rước Đất rước Nước vào ngày 15 tháng giêng hàng năm.
- Chợ phiên Bắc Hà diễn ra vào chủ nhật hàng tuần.
- Lễ hội đền Bắc Hà vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm
Phương tiện đi và đến Bắc Hà
Bắc Hà cách Lào Cai khoảng 70km ngược về hướng Yên Bái và cách Hà Nội khoảng 300km. Từ Hà Nội các bạn có thể bắt xe giường nằm đi Bắc Hà trực tiếp từ bến xe Mỹ Đình. Hiện tại có hãng Hải Vân đang khai thác vận tải hành khách trên tuyến đường này. Nếu bạn chỉ đến du lịch duy nhất địa điểm này, hãy lựa chọn phương án thuê xe máy tại Bắc Hà để thuận tiện và giảm chi phí, ngoài ra nếu muốn kết hợp đi du lịch một vài địa điểm khác như Y Tý, Lào Cai, Sapa hay gần nhất là Simacai thì các bạn nên mang theo xe máy từ Hà Nội để chủ động trong việc đi lại. Phương án mang theo xe máy có thể lựa chọn gửi thẳng xe ô tô lên Bắc Hà, gửi theo ô tô lên Lào Cai (có nhiều lựa chọn nhà xe hơn) hoặc gửi xe theo tàu hỏa lên Lào Cai (chi phí thấp hơn so với gửi bằng ô tô)
Các hãng xe bạn có thể tham khảo
SAO VIỆT
- Lịch trình : Giáp Bát – Mỹ Đình – Vĩnh Yên – Việt Trì – Yên Bình – Lào Cai – Sa Pa
- Giờ xuất bến : Hà Nội và Lào Cai (Từ 6h00 – 9h00 và từ 17h00 – 21h00) Sa Pa (6h00 và 17h00) Cam Đường (17h00 và 19h00)
- Bến xe : 779 Đường Giải Phóng , Bến xe Mỹ Đình, Số 7 Phạm Văn Đồng, Số 333 Phố Mới ( Đối diện ga Lào Cai), 69 Đường Xuân Viên Sa Pa, Số 708 Hoàng Quốc Việt – Cam Đường
- Điện thoại : Số 779 Giải Phóng 04 36686358 Bến xe Mỹ Đình 04 39958127 Số 7 Phạm Văn Đồng 04 37921266 Tại Lào Cai 020 3638638 Sapa 04 85867816 Cam Đường 020 3687687
HẢI VÂN
- Lịch trình 1 : Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa
- Giờ xuất bến : Mỹ Đình (8h40, 20h30, 21h00) Lào Cai 20h30 Sa Pa (8h00, 18h00)
- Điện thoại : Hà Nội (04) 3 722 25 88 – 0168 92 20 20 Lào Cai 0988 86 20 20 – 0915 67 20 20
- Lịch trình 2 : Hà Nội – Bắc Hà
- Giờ xuất bến : Mỹ Đình 21h00 Bắc Hà 20h00
- Điện thoại : 01676 20 20 20
- Lịch trình 3 : Hà Nội – Văn Bàn
- Giờ xuất bến :Mỹ Đình 20h30 Văn Bàn 20h00
- Điện thoại : 01677 20 20 20
HÀ SƠN
- Lịch trình: Mỹ Đình – Lào Cai
- Giờ xuất bến : Mỹ Đình 19h30, 20h00 Lào Cai 20h00, 21h00
- Điện thoại (04) 66626262 – 33932456 – (020) 3833567 – 0988 726262
ĐẠI PHÁT
- Lịch trình : Hà Nội – Lào Cai
- Giờ xuất bến : Mỹ Đình 21h00 Lào Cai 21h00
- Điện thoại : 0988 068902 – 0988 068903
HƯNG THÀNH
- Lịch trình : Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa
- Giờ xuất bến : Mỹ Đình (8h30, 19h30, 20h30) Lào Cai (9h00 19h30 20h30) Sa Pa (8h00 18h00)
- Điện thoại : Mỹ Đình 0989 294294 Lào Cai 0989 753753 Sa Pa 0988 287630
VIETBUS
- Lịch trình : Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa
- Giờ xuất bến :Đang cập nhật
- Điện thoại : 04 36272727
PHÙNG THẮM
- Lịch trình : Hà Nội – Lào Cai
- Giờ xuất bến : Mỹ Đình 4h15 và 18h20 các ngày lẻ âm lịch. Lào Cai 4h15 và 18h30 các ngày chẵn âm lịch.Điện thoại: (020) 3876428 – 0913 044255 – 0913 344242 – 0977 369469
SAO MAI
- Lịch trình : Lào Cai – Hải Phòng
- Giờ xuất bến : Liên hệ
- Điện thoại : 0989 065917 – 0912 157233
Thuê xe máy tại Bắc Hà
Thuê xe máy 1
Địa chỉ: Dinh thự Hoàng A Tưởng, Thị trấn Bắc Hà, Bắc Hà, Lào Cai
Điện thoại: 020 3780662
Địa chỉ: Dinh thự Hoàng A Tưởng, Thị trấn Bắc Hà, Bắc Hà, Lào Cai
Điện thoại: 020 3780662
Thuê xe máy 2
Địa chỉ : Khách sạn Hoàng Vũ, Thị trấn Bắc Hà, Bắc Hà, Lào Cai
Điện thoại : 0915 491106 – 0912 005592
Khách sạn nhà nghỉ tại Bắc Hà
Khách sạn Sao Mai khá lớn nằm ngay trung tâm thị trấn |
Toàn thị trấn Bắc Hà có khoảng 20 cơ sở lưu trú phục vụ cho các khách du lịch nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tới đây. Có nhiều sự lựa chọn cho bạn từ những nhà nghỉ bình dân cho đến những khách sạn cao cấp hơn chút (tất nhiên là không thể so sánh với các khu vực du lịch khác).
Danh sách chi tiết
Khách sạn Sao Mai
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020 3880288
Danh sách chi tiết
Khách sạn Sao Mai
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020 3880288
Khách sạn Thiên Thanh
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880676
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880676
Khách sạn Bắc Hà
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3780412
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3780412
Khách sạn Sunday
Địa chỉ : Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại : 020 3880 350
Địa chỉ : Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại : 020 3880 350
Nhà nghỉ Đăng Khoa
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880290
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880290
Nhà nghỉ Thành Công
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880336
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880336
Nhà nghỉ Tuấn Anh
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880377
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880377
Nhà nghỉ Ánh Dương
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880329
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880329
Nhà nghỉ Ngân Nga
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880251
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880251
Nhà nghỉ Đại Thành
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880448
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880448
Nhà nghỉ Hoàng Vũ
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880264
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880264
Nhà nghỉ Minh Quân
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880222
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880222
Nhà nghỉ Trần Sìn
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880240
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880240
Nhà nghỉ Công Phú
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880254
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880254
Nhà nghỉ Toàn Thắng
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880444
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880444
Nhà nghỉ Tân Nguyệt
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880371 – 0914763999
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3880371 – 0914763999
Nhà nghỉ Quỳnh Trang
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 01686132023
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 01686132023
Nhà nghỉ Thanh Niên
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3505078
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà
Điện thoại: 020.3505078
Điểm tham quan tại Bắc Hà
Chợ phiên Bắc Hà
Nét độc đáo riêng có của phiên chợ vùng cao Bắc Hà là đến đây bạn sẽ được thưởng thức thắng cố món ăn đặc trưng của vùng núi cao Tây Bắc. Thắng cố không lúc nào vơi trong chảo, cũng như rượu không lúc nào cạn trong bình. Rượu đặc sản của người Mông Bản Phố, được nhiều người biết đến với hương vị thơm ngon và rất đặc trưng. Mua bán xong ngựa, lợn, trâu, bò, đàn ông người dân tộc ở Bắc Hà cùng bạn hàng quây quần quanh những bàn thắng cố nghi ngút. Cạnh những bát rượu ngô thơm gắt, trong suốt là những cốc bia vàng sủi bọt.
Dinh thự Hoàng A Tưởng
Dinh vua Mèo trước khi trùng tu |
Khởi công năm 1914, song đến năm 1921, dinh Vua Mèo mới được hoàn thành. Chủ nhân của dinh là cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng. Hoàng A Tưởng cũng là một thổ ti ở Bắc Hà cho đến ngày Lào Cai được giải phóng. Vì thế, ngoài cái tên dinh vua Mèo, người ta còn gọi đây là dinh Hoàng A Tưởng.
Tương truyền, dinh thự vua Mèo Hoàng A Tưởng đươc thầy Tàu về xem thế đất theo phong thủy. Dinh tọa lạc trên một quả đồi rộng ở châu Bắc Hà, nay là trung tâm thị trấn huyện Bắc Hà, phía sau và hai bên đều có núi, phía trước có một dòng suối uốn lượn và có núi thế mẹ bồng con.
Thế đất “tựa sơn đạp thủy” vững chãi, với mong muốn dòng họ được quyền quý, con cháu đời sau vinh hiển. Khu dịnh thự vua Mèo đã đạt đến trình độ thiết kế tinh xảo và nổi lên với quy mô đồ sộ tại vùng núi cao xa xôi, hùng vĩ như Bắc Hà.
Khu dinh thự vua Mèo là một kết cấu kiến trúc khá đặc biệt so với kiến trúc các dinh thự khác tại Việt Nam thời bấy giờ. Dinh vừa là nơi để ở của cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng, song cũng là nơi làm việc và còn có chức năng pháo đài bảo vệ. Toàn bộ dinh có kiến trúc hình chữ nhật liên hoàn khép kín, với tổng diện tích 4.000m2, có tường rào bảo vệ, bốn phía tường đều có lỗ châu mai như pháo đài và có lính canh giữ.
Dinh được hai kiến trúc sư người Pháp và người Trung Quốc thiết kế. Vì vậy, kiến trúc của dinh có sự hòa quyện giữa kiến trúc Pháp hồi thế kỉ 17-18 và kiến trúc phương Đông. Trong đó nổi lên là các nét kiến trúc phương Tây được thể hiện trong những chi tiết như họa tiết cành nguyệt quế đắp nổi trên các cửa vào, biểu tượng cho hạnh phúc và thịnh vượng; cửa lan can trổ ra hình vòm, cột nhà thanh thoát, lan can, cầu thang vòng, hành lang lát gạch. Kết cấu bên trong của dinh khá đẹp. Qua cửa chính, bên trong là một khu sân rộng, xưa là nơi diễn ra các hoạt động chính của nhà thổ ti. Khu nhà chính phía cuối sân, có hai tầng với diện tích 420m2, thường là nơi hội họp của gia đình.
và Dinh vua Mèo hiện nay |
Ngoài ra, khu dinh còn có các hạng mục khác như hai dãy nhà phụ ở hai bên, mỗi dãy nhà có hai tầng thấp hơn dãy nhà chính, gồm ba gian với diện tích 300m2. Đây là nơi sinh hoạt của các bà vợ Hoàng Yến Chao và Hoàng A Tưởng. Ngoài ra còn có thêm hai dãy nhà phụ hai tầng có kiến trúc đơn giản hơn dùng làm nơi ở cho quân lính, phu phen và người hầu. Dinh thự nhà họ Hoàng được xây dựng bằng đá vôi, cát, mật mía ở địa phương và ximăng, sắt thép chở từ Hà Nội và Lào Cai lên.
Dinh vua Mèo, một công trình pha trộn giữa kiến trúc của nhà cổ của người Pháp với kiến trúc phương Đông, song nổi trội hơn cả là kiến trúc phương Tây đã tạo cho dinh có vẻ đẹp riêng và nay trở thành địa chỉ du lịch không thể thiếu đối với du khách mỗi khi ghé thăm vùng cao nguyên Bắc Hà
Bản Phố
Là nơi sản sinh ra loại rượu Ngô mang lại danh tiếng cho Bắc Hà, bản Phố là một bản của người Mông nằm cách Bắc Hà khoảng 4km.
Ở bản Phố có hơn 500 hộ, nhà nào cũng có thể nấu được rượu, nhà nào nấu cũng ngon, chẳng có bí quyết gì đặc biệt. Ngô vàng, ngô trắng đều được, cứ luộc lên để nguội rồi rắc men, ủ 3 ngày rồi bỏ vào chõ gỗ, đưa lên chảo cất cách thủy. Rượu ngô bản Phố thường khoảng 42-45 độ, châm lửa đốt cháy được, uống lúc đầu thấy hăng nhưng lát sau thì ngọt giọng, mềm môi.
Chắc có lẽ bí quyết duy nhất của người dân bản Phố là nguồn nước lấy từ suối Háng Dế cùng với đặc trưng khí hậu riêng của mỗi vùng đất này. Rượu ngô ngon nhắm với thịt trâu gác bếp trong các dịp lễ của người Mông cũng là cơ hội để người dân bản Phố dâng thứ rượu của mình lên trời đất.
Thắng cảnh Hang Tiên
Ngược dòng sông Chảy khoảng 6 km, từ trung tâm xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) thuyền sẽ đưa bạn qua thành cổ Trung Đô với nhiều huyền thoại. Dòng sông Chảy đến đây thắt lại tạo thành dòng sâu, hiền hoà, len lỏi giữa hai bờ vách thành dựng đứng. Hai bên là cánh rừng nguyên sinh, phủ lên cảnh quan một miền khí hậu trong lành mát mẻ. Những dòng suối nhỏ từ trên cao đổ xuống như dải lụa, mở ảo, lất phất như mưa bay. Dòng nước như người thợ điêu khắc, lành nghề đục vào vách đá tạo nên những đài sen nổi, những nhũ đá muôn hình vạn dạng. Kia là chú voi đang cúi đầu uống nước, đây là con đại bàng cất cánh bay lên… và hội tụ lại thành bồn tắm thiên nhiên kỳ thú. Nơi đây chính là suối Tiên.
Qua suối Tiên 200 m là gặp hang lớn có sức chứa cả trăm người, cảm giác như một mê cung kỳ vỹ do thiên nhiên ban tặng, đã xếp thành tầng, thành lớp, tạo những rào luỹ tự nhiên. Ngược lên khoảng 500m là dòng nước nhỏ tí tách tạo thành nhũ đã như những tháp cổ to nhỏ với ánh sáng hiếm hoi hắt vào lấp lánh như ánh lân tinh. Nhiều khi phải đeo mình vào bờ đá, bám vào các rễ cây mới tới đường lên trời, du khách thấy mình thực sự được trải qua cuộc thăm viếng động Tiên. Sau thời gian du ngoạn, ta được tắm mình trong ánh nắng nơi đảo hoa, một hòn đảo nhỏ đầy hoa thơm cỏ lạ, sóng nước vỗ về dập dình bên bờ đá.
Hang Tiên gắn liền với huyền thoại ba nàng tiên; truyền khẩu rằng xưa kia có ba nàng tiên được vua cha cho đi thăm thú cõi trần gian, thây nơi đây sơn thuỷ hữu tình, các nàng không muốn trở về. Đã hết hạn, không thấy con về, ngọc hoàng nổi giận sai thiên lôi xuống trị tội. Ba nàng chốn trong hang cao hơn mặt nước khoảng 200m ngự trên vách thành do không chấp hành chiếu chỉ, thiên lôi nổi giận giẫm sạt một góc núi nơi ba nàng tiên trú ngụ. Biết không thoát khỏi trừng phạt, ba nàng đã gieo mình tự vẫn. Xác ngược dòng nước dìu xuống hạ lưu nơi trung tâm xã Bảo Nai hiện nay được dân làng vớt lên làm miếu thờ mang tên miếu Ba Cô. Tục truyền rất thiêng.
Truyện kể từ xa xưa có một nàng người Nùng tới hang Tiên, thấy nơi đây có ba chén tiên không biết ai đó đặt thờ. Nhiều du khách viếng thăm, vãn cảnh tắm suối Tiên đắm mình trong ánh ban mai bên đảo hoa và đều cầu mong các nàng ban phúc cho sắc đẹp, sức dai và phú quý. Nơi đây thực sự là một vịnh Hạ Long thu nhỏ, thắng cảnh hang tiên đang chờ đón du khách.
Đền Bắc Hà
Đền Bắc Hà thu hút được rất đông khách du lịch đến hàng năm |
Đền Bắc Hà được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 thờ phụng hai anh em Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật – người gốc Gia Lộc – Hải Dương. Xưa kia hai ông lên động Ngọc Uyển (vùng Bắc Hà ngày nay) xây dựng căn cứ quân sự và ổn định đời sống dân cư cả một vùng biên giới rộng lớn. Sách sử có ghi: “Đời vua Tự Đức năm thứ 7(1855) sắc phong các chúa Bầu (anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật) làm quốc công hùng cứ Bắc Hà, làm cho vùng đất này trở thành trù phú, dân cư đông đúc”. Sử nhà Nguyễn chép “Uy thế nhà Lê nổi là nhờ sức của anh em họ Vũ đã có công đánh giặc, bờ cõi được yên, nhân dân an lạc”.
Nhà Nguyễn cũng sắc phong anh linh các chúa Bầu làm tổng binh trấn thủ Tuyên Quang. Năm Gia Long thứ nhất xét công bách thần cả nước, quốc công Vũ Văn Mật được liệt vào hàng công thần đời Lê Trung Hưng. Để tưởng nhớ người anh hùng đã có công với vùng đất này, nhân dân nơi đây đã cùng nhau xây dựng lên ngôi đền này để hàng năm tưởng nhớ về người anh hùng đã có công với nước, một thời bình ổn vùng biên giới phía Tây Bắc của Tổ Quốc ta. Đền Bắc Hà có một ý nghĩa lịch sử sâu sắc và có tầm ảnh hưởng đến đời sống chính trị, văn hóa xã hội đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Lễ hội chính đền Bắc Hà được tổ chức hàng năm vào ngày 7/7 (âm lịch) tại đền ngay thị trấn Bắc Hà, để tưởng nhớ ngày mất Gia quốc công Vũ Văn Uyên, người đã có công dẹp loạn an dân, hùng cứ vùng Tây Bắc thế kỷ 16-17. Từ đó đến nay ngôi đền là nơi để nhân dân trong vùng và du khách thập phương ngưỡng vọng người có công với dân với nước.
Các món ăn ngon tại Bắc Hà
Rượu Bắc Hà
Rượu được thử ngay bằng nắp can |
Rượu ngô Bản Phố hay còn gọi là rượu ngô Bắc Hà là một thứ rượu ngon đặc sản của người Mông ở Bản Phố, cao nguyên Bắc Hà, Lào Cai. Cùng với rượu Táo Mèo và rượu San Lùng, rượu ngô Bản Phố là các danh tửu của Lào Cai. Rượu Bản Phố có màu trong như nước suối, lúc mới uống nghe hương vị thơm nồng, sau đó là cảm giác êm dịu. Rượu ngô nơi đây say lâu nhưng không làm người ta ngu muội mà cảm giác vẫn sảng khoái. Rượu ngô Bản Phố nấu từ nước lấy từ suối Hang Dế. Rượu ngô Bản Phố hương thơm thì nồng nàn, quyến rũ, uống vào không gắt, không chua. Ngô dùng nấu rượu Bản Phố không phải trồng ở nương rẫy hoặc thung lũng, mà ở trên núi đá cao heo hút, đặc biệt là giống ngô vàng trồng ở xã Lùng Phình (Bắc Hà) cho ra nhiều rượu có hương thơm nồng rất ngon. Loại ngô này cho bắp chắc, vàng, năng suất không cao, bù lại hạt mềm, bùi và rất giàu dinh dưỡng. Sau khi thu hoạch, ngô được giữ nguyên bắp, phơi khô và bảo quản để nấu rượu dần. Bí quyết tạo nên sự khác biệt của rượu ngô Bản Phố với các loại rượu khác là lên men bằng bột bông của cây “pa”, còn gọi là cây Hồng Mi. Người H’Mong dùng hạt này đem xay nhỏ như bột rồi trộn với nước rượu đầu và nước sôi, nhào thật nhuyễn, nắm thành quả đặt trên rơm và phơi ở nơi ít nắng, thoáng gió đến khi những quả men khô, chuyển thành màu trắng y như chiếc bánh bao thì mang bỏ vào thúng, rổ để lên gác bếp bảo quản để dùng dần.
Cây Hồng Mi dùng để lên men rượu Bản Phố |
Người Mông nơi đây cho rằng uống rượu Bản Phố vào buổi sáng sẽ có thêm sức mạnh, tựa như có một vị thần dũng mãnh hỗ trợ làm việc đồng áng suốt ngày không cảm thấy mệt mỏi. Nếu uống vào buổi tối, cùng với bằng hữu, rượu như có sợi dây vô hình ràng buộc tình yêu thương khăng khít, trong lòng mọi người trào dâng lời hay, ý đẹp, nói lên được những điều mới mẻ, ý nghĩa thấm sâu và hào hứng mà những lúc khác không có rượu chưa nói được Thịt gừng của người Nùng Dín Hàng năm, cứ mỗi dịp tết đến, người Nùng Dín lại mổ lợn đón Xuân. Dù lợn to hay bé, mỗi nhà cũng phải chuẩn bị thịt để chế biến nhiều món ăn trong ngày tết. Ngoài món thịt làm nhân bánh thì người Nùng Dín còn làm món thịt gừng ‘tiếng Nùng Dín gọi là Nứt sinh’. Món ăn này rất bình dị, chế biến đơn giản nhưng có hương vị riêng, từ lâu là thức ăn quen thuộc của dân tộc này. Để làm món thịt gừng, người Nùng Dín tận dụng tất cả các loại xương như xương sống, xương sườn và thủ tươi nguyên không được rửa qua nước đem băm nhỏ, rồi rửa một lượng khá nhiều gừng giã nhỏ vắt bớt nước. Sau đó, trộn tất cả xương băm, gừng, muối với nhau, bóp sao cho thật nhuyễn. Khi bóp người ta còn pha thêm một chút rượu vừa phải để bảo quản và giữ được sự tươi sống của thức ăn. Thịt được cho vào loại chum có men bóng rồi đổ nước (không để cạn nước ở vành chum), giữ nhiệt độ để tránh thức ăn chuyển màu. Sau đó, đậy kín miệng chum bằng tấm ni lông, buộc chặt, khi nào dùng mới lấy ra nấu chín tuỳ theo bữa. Người Nùng Dín thường ăn món thịt gừng theo hai cách là hấp hoặc nấu. Nếu hấp thì có thể cho thêm một chút nước, hạt tiêu, rau thơm thì món ăn sẽ toả mùi thơm hấp dẫn hơn nhiều. Nếu nấu thì đổ thêm một lượng nước tương xứng với lượng thức ăn đun chín tới, cho gia vị như mì chính, hạt tiêu hoặc rau cần tây. Kể cả người già hay trẻ nhỏ không ăn được xương thì trộn cơm với nước thịt này cũng xuýt xoa ngon miệng. Ai đã từng thưởng thức món ăn Nứt sinh của người Nùng Dín sẽ không quên được hương vị của nó bởi vị ngọt của thịt xương quyện với cái mặn đậm đà của muối, chất cay nóng của gừng già, phảng phất vị thơm của rượu ngô. Thịt lợn muối
Thịt lợn từ lâu là một món ăn quen thuộc dân dã đối với người dân Việt Nam và đây cũng là loại thực phẩm có nhiều cách chế biến món ăn nhất. Trong các món ngon được chế biến từ thịt lợn thì thịt lợn muối là một trong những món ngon trong danh mục ẩm thực của đồng bào vùng cao Lào Cai. Cách chế biến món thịt lợn muối hết sức đơn giản với những gia vị có sẵn trong vườn nhà. Gia vị của thịt lợn muối bao gồm các loại lá như lá quế, lá mít, lá trầu không, kèm theo ớt tươi, giềng và rượu cái nếp. Tất cả các loại lá đều được phơi khô và giã nhỏ, thịt lợn được thái vừa miếng rồi đổ rượu cái ướp cùng muối thật mặn và trộn lẫn các loại lá gia vị khô đã được giã nhỏ sau đó cho thịt vào hũ hoặc lọ để từ một đến hai tuần là có thể sử dụng được. Khi sử dụng thịt lợn muối có thể rang hay nướng tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Khi ăn, chúng ta có những cảm giác khác nhau. Có vị cay của giềng và ớt, vị thơm của quế, vị hơi chát của lá mít và lá trầu không. Đồng thời, một vị đặc trưng của thịt lợn muối là vị chua hoà lẫn vị mặn của muối, miếng thịt giòn và rắn chắc. Thịt lợn muối làm giảm đi độ béo và ngấy của mỡ. Khi ăn, chúng ta có thể lấy lại cảm giác về vị giác khi đã ăn quá nhiều đồ ăn khác mà không có cảm giác ngon. Thịt lợn muối là món ăn dân dã của người dân vùng cao đặc biệt là người Tày ở Bảo Yên. Mặc dù là món ăn bình dị nhưng cũng được người dân vùng cao tiếp đãi khách quý như một món ăn truyền thống và bộc lộ tình cảm chân thành của đồng bào đối với khách.
Xôi 7 màu của người Nùng Dín
Du khách thường không mua được loại xôi có đủ 7 màu |
Xôi bảy màu là món ăn truyền thống chỉ có trong những ngày lễ, tết của dân tộc Nùng Dín ở Lào Cai. Người phụ nữ Nùng Dín với đôi bàn tay khéo léo đã lưu truyền cách chế biến món xôi bảy màu từ đời này sang đời khác. Bảy màu của xôi (hồng, đỏ tươi, đỏ thắm, xanh cửu long, xanh vàng, xanh lá chuối, vàng) thường được tạo ra từ các loại cây lá (cây cẩm hoa, cây hoa vàng, cây nghệ…). Gạo nấu xôi là loại gạo nếp hạt to, dài. Trước khi nấu, nếp nương được ngâm trong nước khoảng 12 giờ, sau đó cho màu vào ngâm khoảng 3 giờ nữa. Tiếp đó, gạo được đãi lại rồi để riêng mỗi màu một góc trong nồi nấu xôi và nấu trong khoảng 1,5- 2 giờ. Để giữ màu xôi được tươi, khi nấu không được cho muối vào gạo.
Xôi bảy màu của dân tộc Nùng Dín ngoài giá trị ẩm thực còn có ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Tương truyền, ngày xưa, khi quân giặc xâm phạm bờ cõi nước ta, người Nùng Dín sống ở biên cương đã đứng lên chống lại quân giặc. Trong cuộc chiến diễn ra từ tháng 1 đến tháng 7 âm lịch năm đó, có nhiều người đã ngã xuống để giữ vững mảnh đất biên cương. Ngày nay, cứ đến ngày 1/7 âm lịch, người Nùng Dín làm lễ mừng chiến thắng. Trong lễ hội này, bao giờ cũng có xôi bảy màu. Mỗi màu của xôi thường ứng với một tháng và mỗi tháng lại ứng với tiến trình chống giặc. Chẳng hạn: màu xanh lá chuối là màu của mùa xuân, màu đỏ thẫm biểu tượng cho máu của những người đã anh dũng hy sinh, màu vàng biểu tượng cho sự đau thương ly tán, màu đỏ tươi biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của người Núng Dín…
Mận hậu Bắc Hà
Ở các tỉnh thuộc biên giới phía Bắc nước ta, đâu cũng thấy cây mận, mận Lào Cai, Lạng Sơn có màu hồng đỏ, mận Bắc Hà có vỏ màu xanh, mỗi loại mận đều có hương vị riêng và sắc màu khác nhau, song giống mận ngon nhất, đẹp mã nhất vẫn là giống mận trồng ở đất Bắc Hà. Từ tháng giêng âm lịch, cả thung lũng Bắc Hà với diện tích rộng 30km2 nở trắng hoa mận, đất trời Bắc Hà như trong huyền thoại. Qua Cổng trời, người và ngựa cứ bồng bềnh như trôi trong mây trắng. Khác với mận Lạng Sơn khi chín quả mới đỏ, mận hậu Bắc Hà không biến đổi màu vỏ ngoài, quan sát kỹ mới nhận ra lúc thu hái quả mận hơi ngả sang màu vàng nhạt. Trông cứ tưởng quả xanh nhưng khi bổ đôi, ruột quả mận mới phô sắc vàng. Điều khác biệt giữa mận Bắc Hà với các giống mận khác, có lẽ là độ róc hột. Ngoài ra, vị ngọt của mận hậu làm cho người ăn sau khi nuốt xong miếng cuối khá lâu mà như vẫn còn miếng mận trong miệng. Có lẽ vì thế mà người ta đặt tên nó là mậu hậu.
Nấm chân chim ở chợ Bắc Hà
Nấm còn gọi là nấm phiến chẻ – là một sản phẩm độc đáo chỉ có ở Bắc Hà (Lào Cai), không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một loại dược liệu quý. Vị ngọt của nấm khiến người ăn khó quên được hương vị của vùng cao này. Hình thái ngoài của nấm cũng dễ nhận biết, không có cuống, mũ dạng quạt – vỏ hến, đường kính từ 1 đến 3 cm, phủ lớp lông mịn mầu trắng xám, mép mũ hơi cuộn vào trong. Thịt nấm mầu trắng, mặt dưới là những phiến nấm, khi non mầu trắng, khi già mầu hồng thịt. Những gùi nấm nặng trĩu được các thiếu nữ Mông mang đến chợ bán thành một dãy riêng. Nấm được để trong gùi hoặc bày trên các tấm vải, trải trên thảm cỏ. Chẳng cần cân đo chính xác, các cô gái cứ đong từng bát đầy, bán với giá bình dân: hai nghìn đồng một bát. So với các loại rau xanh khác ở chợ, nấm chân chim bao giờ cũng được bán hết nhanh nhất. Nấm mua về đem xào hoặc nấu canh với thịt. Thưởng thức hương vị ngọt ngào của nấm, người ăn sẽ có kỷ niệm khó quên về Bắc Hà. Ngoài công dụng làm thực phẩm, nấm chân chim còn có nhiều lợi ích khác, được liệt vào loại dược liệu quý, là đối tượng nghiên cứu thực nghiệm về sinh học, như sinh lý học và di truyền học.
Các lễ hội tại huyện Bắc Hà
Đua ngựa Bắc Hà
(Ảnh – Xóm Nhiếp Ảnh) |
Đua ngựa là môn thể thao dân tộc độc đáo của huyện Bắc Hà từ xưa. Vào xuân, ở các thôn, bản vùng cao thanh niên trai tráng người Mông, Tày, Nùng thành từng đoàn đi hội xuân …họ thường rủ nhau đua ngựa, ai đến đích trước thì bữa tiệc hôm đó được ngồi mâm trên. Trước năm 1945, giải đua ngựa ở Bắc Hà thường được tổ chức vào mùa xuân, đường đua lấy điểm xuất phát từ ngã ba chợ cũ và đích là bãi đất trống trước dinh thự Hoàng A Tưởng. Các kỵ sĩ khi đến đích phải nhảy xuống bắn 5 phát súng vào bia sau đó lên cướp quả cầu đỏ và lại nhảy lên ngựa phi quay lại điểm xuất phát. Đến mùa xuân năm 1980, Huyện đội (Ban chỉ huy quân sự) Bắc Hà tổ chức giải đua ngựa, bắn súng chọn kỵ sĩ, xạ thủ giỏi. Lúc đó, Bắc Hà không có nhiều ngựa nên hầu hết nhà nào có thanh niên, có ngựa đều tham gia.Giải đó có hơn 50 kỵ sỹ người Tày, Nùng, Dao, nhiều nhất là người Mông tham gia đua ngựa, bắn súng. Đại úy Lý Seo Thống – Đội trưởng đội quân lương – Ban chỉ huy quân sự huyện Bắc Hà lúc bấy giờ giành giải nhất. Vào năm 2007 lễ hội đua ngựa truyền thống được khôi phục lại nhằm hưởng ứng chương trình du lịch về cội nguồn của 3 tỉnh: Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ, là điểm nhấn thu hút khách du lịch đến Bắc Hà và Lào Cai. Năm 2008 giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà được mở rộng với quy mô cấp tỉnh và đưa vào chương trình du lịch về cội nguồn hàng năm của 03 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ. Hiện nay lễ hội đua ngựa Bắc Hà thường được tổ chức hàng năm vào khoảng tháng 5, 6.
Lễ hội rước Đất, rước Nước của người Tày ở Bắc Hà
Lễ hội rước Đất, rước Nước của người Tày – Bắc Hà diễn ra vào ngày 15 tháng giêng hàng năm để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ quanh năm. Từ sáng sớm, dân làng đã cử một đoàn người gồm: thầy cúng, đội trống, chiêng, khèn và các cô, các chị (là những người chăm chỉ làm ăn, có cuộc sống gia đình yên bình khoẻ mạnh)… đi lên ngọn núi Pản Phố – nơi có nguồn nước trong nhất bản – rước hồn Đất, hồn Nước về dự hội. Đi đầu đoàn rước là thầy cúng. Thầy là người giữ vai trò làm sứ giả để giao tiếp với các vị thần linh. Trong tay thầy cầm cây nêu – biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở – rước đến địa điểm diễn ra lễ hội.Tiếp theo là kiệu rước Nước và các mâm lễ. Nước được đựng trong hai ống bương to, tượng trưng cho ống bố, ống mẹ. Tiếp đến là kiệu rước Đất – hồn mẹ Đất được lấy từ trên đỉnh núi cao thiêng liêng. Sau đó là đến các mâm lễ để dâng các vị thần linh. Lễ vật gồm một mâm quả còn, bên trong các quả còn đựng các loại hạt giống do các cô, các chị kỳ công làm ra, các mâm xôi ngũ sắc, gà luộc, hoa quả… đều là những sản vật tinh tuý của mùa màng – thành quả sản xuất của dân bản trong năm. Đội chiêng trống đi hai bên thầy cúng nổi chiêng trống để thầy giao linh với các vị thần. Địa điểm tổ chức lễ hội là cánh đồng rộng của bản. Khi các đoàn rước tới nơi, ba hồi kèn trống nổi lên vang động đất trời, thấu đến chín tầng cao xanh như báo cho Trời – Đất biết: Ngày hôm nay dân làng mở hội. Thầy cúng thực hiện nghi lễ cầu khấn. Tiếp đó, thầy cúng phun nước làm phép để xua các điều xấu, xua quỷ dữ không cho về quấy phá dân bản. Rồi thầy tung lộc (ngô, lúa) của thần linh cho dân bản, những người dự hội ai cũng cố gắng nhận cho được vài hạt thóc, hạt ngô đem về nhà làm khước may mắn để nhà mình vụ sau ngô sai hạt, lúa sai bông. Sau phần lễ nghi trên, mọi người bước vào phần hội với những màn xoè điệu nghệ của các cô gái, chàng trai. Khi các màn xoè kết thúc là các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, chọi gà, chọi trâu (bằng bắp bi chuối và măng), ném còn…bắt đầu Dù là ngày hội của người Tày nhưng các dân tộc khác trong vùng cũng đến dự rất đông vui.
Múa xoè Tả Chải – Bắc Hà
Múa xòe Tả Chải (Ảnh – laocai.gov.vn) |
Cũng như nhiều vùng khác, người Tày xã Tả Chải (huyện Bắc Hà) mở hội để cúng Thần Nông (vị thần cai quản ruộng nương), đồng thời cũng là dịp tổ chức vui chơi cho dân bản. Sáng sớm ngày rằm tháng Giêng hàng năm, khi ông mặt trời nhô lên, là lúc mọi người đang háo hức dự hội, thì ở ngoài đồng tiếng trống, tiếng chiêng vang rộn khắp núi rừng giữa tiết xuân ấm áp. Trong ngày hội, phần lễ tương đối đơn giản. Giữa bãi rộng, người ta dựng lên một cây nêu bằng cây bương to, có gắn một vòng tròn dán giấy đỏ (biểu tượng mặt trời). Dưới châncây nêu là những mâm lễ của làng và của các gia đình thành kính dâng lên cúng thần, cầu mong cho mùa màng tốt tươi, thóc lú đầy sàn, trâu ngựa lợn gà đầy chuồng. Sau lễ cầu khấn, ông chủ lễ hội gióng lên hồi chiêng khai mạc. Tiếng trống, tiếng chiêng tức thì bừng bừng thúc giục, mời gọi. Một vòng xòe được hình thành do những bà, những chị kết lại, rồi một người, hai người rời đám đông nhập vào. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng làm tan biến cái rụt rè ngượng ngung, cuốn mọi người vào vòng xoè tình bạn. Tay trong tay, mắt trong mắt, vòng xoè rộng dần, rồi mở thành hai vòng, ba vòng, hết điệu này sang điệu khác và kéo dài trong suốt nhiều ngày lễ hội. Xoè Tà Chải có nhiều điệu phán ánh phong tục, tập quán sinh hoạt của đồng bào Tày vùng này.Bắt đàu từ xoè tập hợp, làm quen, gặp gỡ có tính cộng đồng, đến giao lưu tình cảm của đồng bào, tiếp theo là xoè đôi, xoè bốn (đồng cảm), chạm vai (tỏ tình) rồi điệu bắt cá gieo ngô, sàng đẩy (lao động sản xuất )và cuối cùng là xoè chào hẹn. Cùng với những hoa thơm quả ngọt ở Bắc Hà, xoè Tả Chải đã có mặt ở nhiều sàn diễn trên đất nước, được hưởng ứng nhiệt tình của người hâm mộ và đã giành được nhiều huy chương. Nhịp xoè hồn nhiên, duyên dánh như những con người và thiên nhiên xứ xở này đang rủ mời bạn bè gần xa đến để nối rộng vòng tay.
Lễ hội Say sán Bắc Hà (Lễ hội Gầu tào)
Mỗi khi tết đến, khắp núi rừng hoa mận, hoa đào khoe sắc cũng là lúc đồng bào vùng cao Bắc Hà tổ các lễ hội đầu xuân để cầu mong may mắn và cho những vụ mùa bộ thu. Say sán là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của người dân vùng cao. Thường lễ hội Say sán được tổ chức từ ngày mồng 2 đến mồng 6 tết theo khu vực cụm xã nơi có nhiều đồng bào người Mông, Tày, Nùng … sinh sống. Địa điểm tổ chức lễ hội Say sán được đặt ở một vị trí linh thiêng và thuận lợi cho mọi người tham gia các trò chơi dân gian, như múa khèn, đánh quay, múa võ, kéo co, đẩy gậy… Người dân đến với lễ hội Say sán vừa để vui xuân cầu mong may mắn, vừa để gặp gỡ bạn bè, chúc nhau những chén rượu ngô nồng thắm.
Nguồn: cungphuot.info
0 nhận xét:
Đăng nhận xét