Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Nằm lặng lẽ bên bờ sông Hậu, làng Châu Giang với các thánh đường trắng như một chốn yên bình bên sự nhộn nhịp của thành phố vùng biên Châu Đốc.
Thoạt nhìn, Thánh đường Hồi của dân tộc Chăm ở An Giang luôn mang đến cho chúng ta cảm giác choáng ngợp vì vẻ lộng lẫy và những họa tiết khá lạ mắt nhưng cũng không kém phần tinh tế, tôn nghiêm.

Theo Giáo cả Musahaji, Trưởng Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang: Thánh đường đồng bào Chăm ở An Giang đều có biểu tượng mặt trời và vầng trăng khuyết, cửa và nóc hình vòm, màu chủ đạo là xanh và trắng. Cửa chính của Thánh đường luôn hướng về phía Nam và thường không nằm cùng với cổng ra vào. Nghĩa là, nếu đi từ ngoài cổng vào, cửa chính của Thánh đường lại nằm bên tay trái, tay phải là một hồ nước rộng được Thiết kế dành cho cộng đồng trong tháng ăn chay Rammadan.
Thánh đường được thiết kế theo dạng một tòa nhà rộng, có những dãy hành lang dài hun hút, thẳng tắp. Bên trên dọc theo hành lang là những bức tường được trang trí các họa tiết cùng với những dòng chữ Chăm. Ở đó, rất nhiều cửa sổ được thiết kế song song và đều nhau, tạo cảm giác về sự khoáng đãng cùng với vẻ hào phóng của tâm hồn người Chăm.
Về An Giang khám phá thánh đường người Chăm
Về An Giang khám phá thánh đường người Chăm
Các thánh đường có những dãy hành lang dài hun hút, thẳng tắp, dành cho cộng đồng Chăm trong tháng ăn chay Rammadan.

Vì là nơi thường xuyên tập trung đông người đến cầu nguyện nên Thánh đường cũng có khá nhiều cửa ra vào cùng các cây cột chắc chắn ở bên trong. Những chiếc cột theo dạng trụ tròn này được thiết kế to nhưng cân đối, đều đặn nên tạo cho người ta cảm giác thoáng đãng. 
Bên trong, Thánh đường người Chăm lại được thiết kế khá đơn giản với một nơi thờ Thánh Alla duy nhất cùng một cuốn Kinh thánh để ở chính giữa. Bên phải cuốn Kinh thánh là một cánh cửa có bục ngồi để dành riêng cho những người đến sám tội với Thánh. Có thể nói, bên trong Thánh đường là một không gian mở rộng khiến cho con người có cảm giác về sự hài hòa giữa đất trời.
Với những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo, mang đậm màu sắc tôn giáo của người Chăm An Giang. Những lễ hội truyền thống mang tính đặc trưng của đạo Hồi mà thánh đường Mubarak ở ấp Phủm Xoài (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu) được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là kiến trúc nghệ thuật (ngày 5/12/1989). Thánh đường Mubarak là một điểm tham quan lý tưởng cho du khách gần xa.
Về An Giang khám phá thánh đường người Chăm
Thánh đường Mubarak có dãy hành lang khá rộng dành cho các hoạt động văn hóa văn nghệ.

Đập vào mắt du khách là cổng chính thánh đường có hình vòng cung, phía trước, trên nóc có một tháp lớn hai tầng, nóc tháp hình bầu dục, dưới chân tháp có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao, tượng trưng cho đạo Hồi. Bốn góc trên nóc thánh đường đều có bốn tháp nhỏ, giữa nóc có hai tháp bầu tròn nhô cao.
Từ cửa chính của thánh đường trở ra hai bên, mỗi bên có hai vòm hình vòng cung nhọn đầu, mỗi vòm cách nhau khoảng 2,4m. “Bên hông thánh đường Mubarak, phía tay trái và tay phải, mỗi bên cũng có sáu vòm hình vòng cung nhọn đầu cảm nhận được một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm anh em cùng cộng cư trên mảnh đất Nam bộ này.
Về An Giang khám phá thánh đường người Chăm
Về An Giang khám phá thánh đường người Chăm
Thánh đường Mubarak tại làng Châu Giang của đồng bào Chăm ở An Giang, với những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Không gian bên ngoài thánh đường hết sức rộng lớn và thoáng mát – Phó cả Tuan Haji Ahmath, xã Châu Phong nói. Đứng trước không gian thoáng đãng này du khách sẽ thấy lòng mình lâng lâng lạ thường. Vào trong thánh đường, du khách cũng lại một lần nữa ngạc nhiên: Bên trong thánh đường, do đặc điểm của đạo Hồi nên không có tượng thờ bất kỳ vị thần thánh nào, nhưng phải có hậu tẩm, là nơi chức sắc đứng hướng dẫn tín đồ làm lễ. Có Minbar là nơi thầy giảng giáo lý trong buổi lễ thứ sáu hàng tuần.
Bên góc thánh đường có tháp cao để chức sắc kêu gọi tín đồ đến hành lễ: bốn bề của bức vách bên trong thánh đường được tô điểm bởi màu trắng và xanh lợt đã làm dịu đi cái nắng như đổ lửa ở bên ngoài, nền được lót gạch bóng lộn, những chùm đèn điện được treo trên trần đã tô điểm thêm cho thánh đường cái vẻ sang trọng và quý phái. Lúc ấy, lòng du khách khoan khoái lạ thường, tín tâm trỗi dậy, lòng tà tiêu tan.
Về An Giang khám phá thánh đường người Chăm
Thánh đường Mas Jid Khoy Ri Yah xã Nhơn Hội (An Phú ,An Giang) choáng ngợp vì vẻ lộng lẫy và những họa tiết khá lạ mắt.

 Làng người chăm Châu Giang thuộc huyện An Phú, là nơi sông Mekong đổ vào đất Việt và chia tách thành hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Đây cũng là nơi tập trung cộng đồng người Chăm lớn nhất ở An Giang. Từ thành phố Châu Đốc, chỉ mất hơn 5 phút đi phà là bạn đã có mặt tại xã Châu Giang.
Làng người chăm Châu Giang thuộc huyện An Phú, là nơi sông Mekong đổ vào đất Việt và chia tách thành hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Đây cũng là nơi tập trung cộng đồng người Chăm lớn nhất ở An Giang. Từ thành phố Châu Đốc, chỉ mất hơn 5 phút đi phà là bạn đã có mặt tại xã Châu Giang.
 Với cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi lớn, An Giang có rất nhiều thánh đường và tiểu thánh đường; nổi bật nhất trong số đó là thánh đường Mubarak được công nhận là di sản quốc gia. Từ bến phà Châu Giang, bạn rẽ tay trái là có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình này.
Với cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi lớn, An Giang có rất nhiều thánh đường và tiểu thánh đường; nổi bật nhất trong số đó là thánh đường Mubarak được công nhận là di sản quốc gia. Từ bến phà Châu Giang, bạn rẽ tay trái là có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình này.
    Trên đường, bạn có thể bắt gặp rất nhiều người dân địa phương mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày. Nam giới thường mặc xà rông, nữ giới mặc abaja và quấn khăn hijab.
Trên đường, bạn có thể bắt gặp rất nhiều người dân địa phương mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày. Nam giới thường mặc xà rông, nữ giới mặc abaja và quấn khăn hijab.
   Phần lớn nhà thờ Hồi giáo được sơn màu xanh và trắng. Huyện An Phú và Châu Giang còn là nơi tập trung của nhiều cơ quan, trung tâm giáo hội, trường học của người theo đạo Hồi.
Phần lớn nhà thờ Hồi giáo được sơn màu xanh và trắng. Huyện An Phú và Châu Giang còn là nơi tập trung của nhiều cơ quan, trung tâm giáo hội, trường học của người theo đạo Hồi.
  Chiều đến, du khách có thể bắt gặp các hàng rong với món ăn đặc trưng của An Giang. Đó là những thức quà vặt dân dã như bánh tằm, chuối hấp, xôi sắn.. Bạn có thể mua một bọc 3.000 - 5.000 đồng để thưởng thức trên đường khám phá.
Chiều đến, du khách có thể bắt gặp các hàng rong với món ăn đặc trưng của An Giang. Đó là những thức quà vặt dân dã như bánh tằm, chuối hấp, xôi sắn.. Bạn có thể mua một bọc 3.000 – 5.000 đồng để thưởng thức trên đường khám phá.
  Masjid Jamiul Azhar là một trong những thánh đường lớn nhất tại An Giang, thuộc địa phận xã Châu Phong. Được xây dựng từ năm 1959, thánh đường trải qua nhiều đợt trùng tu và lớn nhất là vào năm 2012. Với mái vòm, biểu tượng trăng lưỡi liềm và các kiến trúc rõ nét Hồi Giáo, công trình này được coi là một trong những thánh đường Hồi giáo đẹp nhất Việt Nam.
Masjid Jamiul Azhar là một trong những thánh đường lớn nhất tại An Giang, thuộc địa phận xã Châu Phong. Được xây dựng từ năm 1959, thánh đường trải qua nhiều đợt trùng tu và lớn nhất là vào năm 2012. Với mái vòm, biểu tượng trăng lưỡi liềm và các kiến trúc rõ nét Hồi giáo, công trình này được coi là một trong những thánh đường Hồi giáo đẹp nhất Việt Nam.
  Người đàn ông trong trang phục truyền thống sau buổi lễ chiều. Với người Hồi giáo, một ngày có 5 thời điểm làm lễ: trước khi mặt trời mọc, trước giữa trưa, xế chiều, tối và trước khi đi ngủ.
Người đàn ông trong trang phục truyền thống sau buổi lễ chiều. Với người Hồi giáo, một ngày có 5 thời điểm làm lễ: trước khi mặt trời mọc, trước giữa trưa, xế chiều, tối và trước khi đi ngủ.
Một trong năm điều răn với người Hồi giáo là phải hành hương tới thánh địa Mecca một lần trong đời. Tuy nhiên, với cộng đồng Hồi giáo tại Việt Nam, nhiều người chọn những chuyến hành hương tới các nhà thờ Hồi giáo lớn tại An Giang.
Một trong năm điều răn với người Hồi giáo là phải hành hương tới thánh địa Mecca một lần trong đời. Tuy nhiên, với cộng đồng Hồi giáo tại Việt Nam, nhiều người chọn những chuyến hành hương tới các nhà thờ Hồi giáo lớn tại An Giang.
 Điểm độc đáo của thánh đường Jamiul Azhar là trước cửa có một nghĩa trang. Theo người dân địa phương, đây là nơi an táng của nhiều người Hồi giáo trên khắp Việt Nam.
Điểm độc đáo của thánh đường Jamiul Azhar là trước cửa có một nghĩa trang. Theo người dân địa phương, đây là nơi an táng của nhiều người Hồi giáo trên khắp Việt Nam.
Theo: vnexpress.net

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến