Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2009


STATISTICS:

Bạn là người thứ 191, 500 đả thăm viếng Blog. Welcome to my world.


Đọc báo thấy tin nầy đáng chú ý, xin chép lại để đọc kỹ hơn sau này. Lần tới về thăm quê hương, chúng tôi sẽ đi Bến Tre tìm thăm mộ cụ Phan Thanh Giản..

“Người trí thức đầu tiên của miền Nam đậu tiến sĩ, người cả đời làm quan nổi tiếng là thanh liêm, người phụng sự dân tộc với những chuẩn mực cao cả nhất..”

‘Và không ai bảo ai, chúng tôi đều cho rằng đây là ngôi trường duy nhất ở Việt Nam dưới chế độ này mang tên cụ Kinh Lượt Sứ Phan Thanh Giản.’

Trong sân trường mang tên danh nhân Phan Thanh Giản

Chúng tôi đi Ba Tri ngay vào lúc giữa trưa. Ðường nhựa tuy hẹp nhưng còn rất tốt, trước mắt vẫn là những cánh đồng phì nhiêu, những vuông vườn rợp bóng dừa, những dòng sông ngang dọc trong lành.

Các nông dân của xứ dừa vẫn còn nghèo lắm, nhưng trong sự thiếu thốn vật chất này họ vẫn còn một tài sản lớn khác để sở hữu đó là tánh người miền Nam thuần hậu, dù suốt những năm tháng guồng máy tuyên truyền vẫn thổi phồng họ bằng khẩu hiệu Bến Tre quê hương đồng khởi. Nhưng nội dung đậm đặc “cách mạng” đó liệu còn có ý nghĩa gì nữa khi mọi giá trị của chế độ xã hội này đều đang bị tha hóa bởi sức mạnh đồng tiền của giai cấp quan lại mới và tư sản đỏ?

Lúc xe đi ngang qua những ngã tư đường huyện, nhìn những tượng đài qui mô nhỏ được xây với phong cách thô cứng, những tượng đài mang biểu tượng chiến tranh cầm súng phất cờ này tuy không có giá trị mỹ thuật, nhưng dù sao cũng đơn giản ít tốn kém tiền thuế dân, so với những tượng đài “chiến thắng” hoành tráng cùng một nội dung về chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh trên khắp cả nước, sự khác biệt chỉ là: những tượng đài đơn điệu và thô ráp này nếu lúc bỏ tiền ra xây, các quan có ăn, thì xi-măng sắt thép cũng chẳng đáng là bao.

Sau nhiều lần ghé hỏi thăm, có lúc tưởng như không thể biết được địa điểm đặt tượng cụ Phan Thanh Giản, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được ngôi trường cấp ba mang tên cụ. Sau khi quẹo xe vào con đường đất trải rơm rạ phập phù, trước mắt chúng tôi là ngôi trường lớn và còn rất mới. Nhưng quan trọng hơn hết là cái bảng tên trường: Trường Trung Học Phổ Thông Phan Thanh Giản. Và không ai bảo ai, chúng tôi đều cho rằng đây là ngôi trường duy nhất ở Việt Nam dưới chế độ này mang tên cụ Kinh Lượt Sứ Phan Thanh Giản.

Người trí thức đầu tiên của miền Nam đậu tiến sĩ, người cả đời làm quan nổi tiếng là thanh liêm, người phụng sự dân tộc với những chuẩn mực cao cả nhất... Dù nhiều người trong chúng tôi không dễ có cảm xúc nhưng chúng tôi thật sự xúc động. Nhạc sĩ Tuấn Khanh nói với các bạn trẻ cùng đi. “Có ai biết đường Ðiện Biên Phủ ở Sài Gòn trước đây tên gì không?”

Không có ai trả lời.

Anh nói tiếp, “Hầu như tất cả các đô thị lớn ở miền Nam dưới các chế độ trước đều có những đại lộ mang tên cụ Phan Thanh Giản.”

Bức tượng danh nhân trầm mặc

Trường đang mở cổng đón học sinh cho buổi học chiều. Một nam học sinh thấy xe của chúng tôi đã tự động mở thêm một cánh cổng trường. Còn bác tài xế sau khi không thấy bóng người bảo vệ liền cho xe chạy vào sân trường.

Lập tức chúng tôi nhìn thấy phía trước, ngay giữa sân trường là tượng đài cụ Phan Thanh Giản. Trong ánh nắng buổi trưa Tháng Tư chóa lòa, màu đen bức tượng bán thân của cụ như nhòe đi. Không ai nghĩ là tượng chân dung cụ và cả chân đài tượng lại khiêm tốn như thế này.

Không ai nghĩ chừng ấy thời gian lịch sử từ năm 1975 đến nay, những nỗ lực tâm huyết của bao người mà theo cách nói của họ phải vượt qua bao nhiêu thế lực cực đoan đến mức ấu trĩ mới có thể trả lại được mỗi bức tượng chân dung nhỏ và đơn sơ của cụ cho một ngôi trường mang tên cụ, ở chính nơi là quê hương sinh thành của cụ.

Vì không biết sẽ bị mời ra lúc nào nên chúng tôi hối hả chụp hình. Sân trường càng lúc càng đông học sinh và các em có vẻ khá ngạc nhiên khi biết rằng chúng tôi từ rất xa tới đây chỉ để chiêm ngưỡng tượng đài vị danh nhân mà trường các em đang được vinh dự mang tên.

Tôi hỏi một nữ sinh lớp 10, tên V., rằng em có biết hết tiểu sử của cụ Phan Thanh Giản không. Em nói, “Dạ biết.”

Nhưng khi chúng tôi hỏi em biết là do học ở sách giáo khoa hay tự tìm hiểu, em nói, “Sách không có dạy, em chỉ mới biết về ông Phan Thanh Giản từ hồi trường mang tên ông.”

Một nam sinh khác cho biết là từ sau lễ dựng tượng tụi em có tìm hiểu thêm tiểu sử cụ Phan Thanh Giản trên mạng, chứ trước đó thì chỉ biết lơ mơ. Có bạn còn nói ông này chắc là “liệt sĩ đánh Mỹ.”

Tất nhiên khi cả hệ thống tuyên truyền và giáo dục áp đặt lịch sử lên thế hệ trẻ người ta sẽ không lạ gì chuyện một triều đại hay một danh nhân như cụ Phan bị xóa trắng trong ký ức mọi người. Như chỉ những người cực đoan mê muội mới cho rằng lịch sử là thứ bột làm bánh ở trong tay quyền lực của thể chế hiện hành, thích món gì là nhồi món đó. Lịch sử có thể gián đoạn, hoặc thậm chí có thể bị cắt dán bôi xóa nhưng sự thật lịch sử bao giờ cũng tỏ rõ hơn mọi thứ quyền lực tối tăm.

Khi chúng tôi viết bài này thì cũng được thân hữu cho biết tin là Giáo Sư Phan Huy Lê thuộc hội khoa học lịch sử và các đồng nghiệp cùng quan điểm với ông đang phải làm giải trình về các nghiên cứu hướng tới các giá trị di sản của cụ Phan Thanh Giản.

Trong sân trường im vắng, tượng đài cụ Phan Thanh Giản bỗng trở nên trầm mặc uy nghi. Thật ra anh linh của một bậc tri thức cao thượng, anh linh của một đại hiền mà lịch sử bản thân, lịch sử sự nghiệp dù uẩn khúc nhưng luôn sáng ngời. Một nhân cách như cụ thì dù bôi đen mấy đi nữa cốt cách minh bạch của cụ vẫn không thể nhiễm.

Bài học về một danh nhân lịch sử như cụ Phan Thanh Giản nếu không được truyền dạy thì bóng tối ngu muội trước tiên sẽ thuộc về những kẻ không chịu và không biết học.

Chúng tôi rời trường trong tiếng trống gọi học sinh vào lớp. Dù muộn nhưng Bến Tre và huyện Ba Tri đã và sẽ tiếp tục có những thế hệ học sinh mang trên ngực mình phù hiệu Trường Phổ Thông Phan Thanh Giản. Tên trường sẽ là cột mốc mới cho hy vọng về sự minh bạch lịch sử.

(Còn tiếp kỳ 3 và hết: Ðến tận mộ phần cụ Phan Thanh Giản)”


(Người Việt, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=94332&z=2)

“…Khi sang Âu Châu thương nghị với phía Pháp, tận mắt chứng kiến sự hùng mạnh của người Tây, ông đã viết bài Tự Thán

Từ ngày đi sứ tới Tây kinh,
Thấy việc Âu châu phải giật mình.
Kêu gọi đồng bang mau kịp bước,
Hết lời năn nỉ chẳng ai tin…




Phan Thanh Giản được người đời kính trọng vì tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm, không ai không kính phục. Trong cơn nước biến, thái độ ôn hòa của ông đã khiến một số người không đồng tình. Lấy lý do này, vua Tự Đức đã kết tội ông làm mất vùng đất Nam Kỳ, án trảm giam hậu và cho đục bỏ tên ông ở bia Tiến sĩ (tháng 11 năm 1868). Tuy nhiên, có nhiều trí thức đương thời tỏ lòng chia sẻ những nỗi niềm của ông. Nguyễn Thông đã từng dâng sớ lên vua Tự Đức để giãi bày nỗi oan cho ông. Năm 1886 ông được vua Đồng Khánh khai phục nguyên hàm Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ông ở bia Tiến sĩ.

Khi sắp mất, Phan Thanh Giản có dặn con cháu, không được cộng tác với giặc Pháp và tự tay viết mấy dòng chữ trao cho người nhà: "Minh tinh thỉnh tỉnh, nhược vô, ưng thư: Hải nhai lão thư sinh tính Phan chi cữu" (Tấm triệu (ghi chức tước của người chết đi theo sau quan tài) nên bỏ, nếu không thì chỉ cần ghi: linh cữu người học trò già họ Phan ở nơi góc biển).

Nhà thơ đương thời Nguyễn Đình Chiểu tỏ thái độ thương tiếc và trân trọng đối với ông Phan Thanh Giản qua bài thơ điếu:

Minh tinh chín chữ lòng son tạc Trời đất từ rày mặc gió thu.

Trong bài "Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong", ông Đồ Chiểu một lần nữa nêu cao Trương Định và Phan Thanh Giản:

Phải trời cho mượn cán quyền phá lỗ, Trương tướng quân còn cuộc nghĩa binh

Ý người đặng xem tấm bản phong trần, Phan học sĩ hết lòng cứu nước.


Hai con trai của ông, Phan Tôn (1837-1893, tự Quý Tướng), Phan Liêm (1833-1896 tức Phan Thanh Liêm), nổi lên chống Pháp tại tỉnh Vĩnh Long, lập thành nhóm Cần Vương từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1867; khi bị dẹp hai ông bỏ trốn ra Bình Thuận. Người ta lại gặp hai ông bên cạnh Nguyễn Tri Phương ở Hà Nội, rồi bị bắt làm tù binh ngày 20 tháng 11 năm 1873, sau hòa ước Giáp Tuất hai ông được trao trả cho triều đình Huế, rồi được triều đình trọng dụng.

Trước đây, có những ý kiến, những đánh giá khác nhau về Phan Thanh Giản, cho tới những ngày đầu năm 2008, Viện Sử học Việt Nam đã thống nhất kết luận rằng ông nổi tiếng về đạo đức, có nhiều đóng góp trong lịch sử dân tộc, nên đề nghị tôn vinh ông, cho khôi phục, tôn tạo những di tích và những gì gắn liền với ông (và đã được giới có thẩm quyền chấp thuận)... Vào năm học 2008-2009, trường THPT Ba Tri ở tỉnh Bến Tre sẽ được đổi thành THPT Phan Thanh Giản và tượng ông sẽ được dựng lại.

Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre.

Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang vẫn coi ông là một vị thần...”






(Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Thanh_Gi%E1%BA%A3n )


Danh sách video vừa upload lên youtube.com:

http://www.youtube.com/profile?user=LTHDan&view=videos

Danh sách video được xem nhiều nhất, từ trên 6,200 đến gần 187,000 lần:

http://www.youtube.com/profile?user=LTHDan&view=videos&sort=v


Mời đọc thêm:

Viếng mộ danh nhân Phan Thanh Giản
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3206706

Về Saigon thăm lại trường Petrus Ký
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3193222

Tham quan nhà thờ Cha Tam ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3146835

Tham quan Việt Nam Quốc Tự
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3176694

Tham quan nhà thờ Huyện Sỹ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3122793

Trường Chasseloup Laubat ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3101542

Thung lũng Tình Yêu
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2949736

Đà Lạt
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2949756

Chùa Hương
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2949794

Huế
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2954338

Suối Tiên (Saigon)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2916174

Nha Trang
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2958073

Cần Thơ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2958852

Cố đô Hoa Lư
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2907533

Tôi đi Hà Nội
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2908355

Sa Pa
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2960331

Những ngày vui tại Vịnh Hạ Long
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3039177

Những ngày vui tại Động Phong Nha
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3052504

Động Tam Cốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3011839

Bình Quới (Saigon)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2918789

Saigon: Đầm Sen
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2927194

Chợ Bến Thành ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3064015

Nhà Thờ Đức Bà ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3063862

Dinh Độc Lập ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3067849

Chùa Vĩnh Nghiêm ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3090202

Casino Đồ Sơn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2927325

Làng Việt Kiều ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2903290

Đảo Phú Quốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3014535

Đi giang hồ: Hà Nội
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2051307

Đi giang hồ: Đồ Sơn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2076739

Đi giang hồ: Cố đô Hoa Lư

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2051825

Đi giang hồ: Động Tam Cốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2057876

Đi giang hồ: Chùa Hương
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2072327

Đi giang hồ: Sapa
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2074925

Đi giang hồ: Huế
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2096756

Đi giang hồ: Nha Trang
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2096835

Đi giang hồ: Đà Lạt
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2135206

Đi giang hồ: Phú Quốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2136578

Đi giang hồ: Sa Đéc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2138962

Đi giang hồ: Long Xuyên
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2142618

Đi giang hồ: Về miền Tây
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2144109

Đi giang hồ: Động Phong Nha
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2153791

Đi giang hồ: Châu Đốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2153894

Đi giang hồ: Hà Tiên, Kiên Giang
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2159964

Đi giang hồ: Vĩnh Long
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2172223

Đi giang hồ: Cao Lãnh
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2177246

Đi giang hồ: Mỹ Tho
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2183231

Nhớ Saigon:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1622290

Saigon ơi, hẹn ngày tái ngộ:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1549034

Saigon, một thời để yêu, một thời để nhớ:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1565911

Saigon: Suối Tiên:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1671346

Saigon: Đầm Sen:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1699049

Saigon của tôi
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1731895

“Làng Việt Kiều ở Saigon”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/lang-vi-t-ki-u-saigon

“Đèn Saigon ngọn xanh ngọn đỏ..”:

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1510052

“Saigon, khung trời kỷ niệm (1)”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/saigon-khung-tr-i-k-ni-m-1

“Saigon trong tim tôi”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1526492

“Một ngày ở Saigon”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1506529

“Đường về quê Mẹ”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1535193

“Đi chơi Suối Tiên”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1538564

“Saigon một chiều mưa”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1455616

“Về thăm trường củ”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/saigon-khung-tr-i-k-ni-m-2

“ Đường về quê Nội”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1543422

“ Đường về quê Vợ”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1548864

Saigon: Phòng trà Không Tên:

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1491769

Saigon: Đêm Ánh Tuyết:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/saigon-dem-anh-tuyet

Saigon: Đêm Mỹ Tâm:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/saigon-dem-my-tam

Saigon: Thăm trường Trung Học Vỏ Trường Toản
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1488409

Saigon: Thăm trường Lê Quí Đôn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/saigon-khung-tr-i-k-ni-m-2

Saigon: Khung trời kỹ niệm:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/saigon-khung-tr-i-k-ni-m-1

Saigon ngày nay:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1455616

Người đẹp Saigon:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/mis-saigon

A wedding in Saigon:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/a-wedding-in-saigon-2

Saigon: Mừng ngày Nhà Giáo:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1515103

Vịnh Hạ Long..
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/v-nh-h-long


Những video liên quan:

Saigon của tôi:

http://www.youtube.com/watch?v=CwaPky95gHk

Saigon của tôi (2):

http://www.youtube.com/watch?v=Ai_TzI6mBFI

Saigon của tôi (3):
http://www.youtube.com/watch?v=3HfLYP5MHcw

Saigon: Đầm Sen:
http://www.youtube.com/watch?v=CxKnZGXfVpE

Saigon: Bình Quới:
http://www.youtube.com/watch?v=TZD3_YUSBys

Saigon về đêm:
http://www.youtube.com/watch?v=Vb-RylE1wAA

Saigon: Rehearsal for a beauty contest
http://www.youtube.com/watch?v=gteLuuH7sSY

A wedding in Saigon
http://www.youtube.com/watch?v=dL17YOO0crI

Đường về Quê Mẹ
http://www.youtube.com/watch?v=082R_QHnqCg

Việt Nam, quê hương mến yêu (4)
http://youtube.com/watch?v=0Q3GEvf7mS8

Việt Nam, quê hương mến yêu (5)
http://youtube.com/watch?v=BuBscCyB-l0

Happy days in Saigon
http://youtube.com/watch?v=cTa7PU9vj_w

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3211414

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến