Bạn là người thứ 183, 695 đả thăm viếng Blog. Welcome to my world.
Đọc báo thấy tin này đáng chú ý, xin chép lại để đọc lại kỹ hơn sau này..
“Lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt được một thỏa thuận ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, với các biện pháp trị giá một ngàn tỷ đôla Mỹ. Để giúp các nước có nền kinh tế gặp khó khăn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ có thêm nguồn tiền tới 750 tỷ đôla.
Sẽ có thêm chế tài chống trốn thuế và các quy định chặt chẽ hơn về giám sát hệ thống tài chính toàn cầu.
Và G20 đã cam kết thêm 250 tỷ đôla để thúc đẩy thương mại toàn cầu.
Thay mặt cho G20, Thủ tướng Gordon Brown đã thông báo theo các bước sau:
•Tiền lương và tiền thưởng của các chuyên viên ngân hàng sẽ bị kiểm soát nghiêm ngặt hơn.
•Sẽ thành lập một Hội đồng Ổn định Tài chính để làm việc với IMF nhằm đảm bảo hợp tác quốc tế.
•Sẽ có thêm quy định đối với các quỹ đầu tư dạng hedge fund và và các tổ chức xếp hạng tín dụng.
•Đã đạt được một biện pháp chung nhằnm làm sạch tài sản xấu của các ngân hàng.
•Các nước nghèo nhất sẽ nhận được viện trợ 50 tỷ đôla.
•Các IMF là tổ chức có lợi nhất trong cuộc họp thượng đỉnh G20 lần này.
•Nguồn để giúp các nền kinh tế gặp khó khăn được tăng lên mức 500 tỷ đôla.
•Ngoài ra cũng tạo thêm khoản 250 tỷ đôla cho IMF ở dạng quyền rút đặc biệt (SDR) để giúp các nước nghèo nhất.
Với sự tham gia các lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc sau nhiều cuộc hội đàm tay đôi giữa lãnh đạo các nước này với nhau và đặc biệt là lãnh đạo từ các nước đang phát triển, có vẻ như một thỏa thuận mang tính dung hòa các quan điểm đã đạt được tại G20.
Thủ tướng Anh Gordon Brown nói "Hôm nay là ngày thế giới đến với nhau để đấu tranh chống suy thoái toàn cầu không chỉ bằng lời nói mà bằng một kế hoạch nhằm có được sự phục hồi toàn cầu cũng như cho công cuộc cải cách với thời gian biểu thực hiện rõ ràng."
Ông nói "không có cách khắc phục nhanh" cho nền kinh tế thế giới, nhưng có được sự cam kết làm mọi thứ cần thiết. Ông Brown nói rằng Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) sẽ đưa ra danh sách các biện pháp chống trốn thuế nội trong thứ Năm và sẽ áp dụng các biện pháp đối với ai không tuân thủ các luật lệ quốc tế.
Điều quan trọng là sự có mặt của các nước Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi v..v cho thấy vai trò tăng lên của các nước bên ngoài khu vực G8 gồm các nước công nghiệp cao. Ngay từ trước cuộc họp, như để xác nhận điều đó, Giám đốc Ngân hàng Thế giới , Robert Zoellick lên tiếng về nghị trình G20. Nói về các nước đang phát triển, ông cho rằng nói bên cạnh các gói kích cầu và việc chấn chỉnh hệ thống giám sát tài chính, cần phải có sự chú ý đến việc định chế hóa sự hỗ trợ, tạo mạng lưới an sinh xã hội, cho người nghèo.
Theo ông, kinh nghiệm của khủng hoảng tài chính châu Á năm 97, hay ở Nam Mỹ cho thấy không thể để mặc những người không có tiếng nói gì tại hội nghị.
Chia rẽ từ trước
Trước khi bước vào hội nghị G20 chia rẽ lớn nhất là tuyến một bên là Pháp với Đức, vốn đang tìm cách siết chặt hệ thống tài chính, một bên là Anh với Mỹ, vốn thiên về xu hướng tăng chi tiêu của chính phủ để giúp giảm khủng hoảng.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy sau cuộc họp tối qua với Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói nước ông và Đức cho rằng mục tiêu quan trọng nhất là đạt được nguyên tắc về kiểm soát hệ thống tài chính, kinh tế, và thiếu nó thì sẽ không tạo được niềm tin và không phục hồi được gì.
Trước đó, bà Merkel cũng không tiếc lời nói đến các lỗi lầm, ám chỉ mọi sự mà bà và nhiều người châu Âu tin rằng lan ra từ khu vực tài chính của Hoa Kỳ.
Thỏa thuận chung xem ra cũng phải thỏa mãn nhu cầu siết chặt giám sát tài chính mà Pháp mong muốn. Trước mắt G20 đồng ý rọi đèn vào các thiên đường thuế, tức là nhắm vào những người giàu có nhất, và tăng cường kiểm soát lương của giới ngân hàng.
Bộ trưởng Tài chính Anh Alistair Darling xác nhận với BBC rằng cần phải xoi mói hơn trong việc giám sát ngành nhà băng và phải đặt ra nhiều câu hỏi. Như vậy, có vẻ như nước chủ nhà Anh Quốc đã muốn bằng mọi cách phải có được đồng thuận cho dù cách nhìn nhận những giải pháp cho cuộc khủng hoảng trước hội nghị giữa London và các thủ đô như Paris và Berlin còn khác biệt lớn.
Bộ trưởng Thương mại Anh, Peter Mandelson nói rằng vai trò của Thủ tướng Gordon Brown rất quan trọng trong việc thúc đẩy đồng thuận.”
(BBC, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/04/090402_g20_deal.shtml )
Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3115650
0 nhận xét:
Đăng nhận xét