Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2009


Khu Bảo tồn Bảo tàng Cội Nguồn Phú Quốc, bảo tàng tư nhân thứ chín ở Việt Nam và đầu tiên của ĐBSCL sẽ chính thức khai trương vào chiều 30-4-2009. Chủ nhân nhà bảo tàng này là đôi vợ chồng Huỳnh Phước Huệ và Nguyễn Thị Phương Đài cho biết, dự án hoàn thành sau gần 10 năm sưu tầm hiện vật, đầu tư hơn 6 tỉ đồng xây dựng trên diện tích hơn 5 héc ta tại số 149 Trần Hưng Đạo, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.



2.645 cổ vật sưu tầm gắn liền với quá trình khai phá và phát triển cộng đồng cư dân trên đảo gồm gốm đá, sứ, đồng và gỗ hóa thạch. Ngoài gỗ hóa thạch, các cổ vật còn lại đã được Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam thẩm định có niên đại từ thế kỷ 15 trước Công nguyên đến đầu thế kỷ 20; trong đó có bộ rìu đá 50 chiếc, được sưu tầm tại xã Cửa Cạn, còn có hơn 40 loại cát trên đảo được phân loại, đánh dấu.








Nhiều cổ vật gốm sứ sưu tầm từ những con tàu đắm quanh đảo là một trong những chủ đề thu hút nhiều sự chú ý.




Phần trưng bày ngoài trời có nguyên mẫu nhà sàn truyền thống nông thôn Phú Quốc và nhà xưa của dân đảo.






Hơn 3.000 hiện vật - trong đó có 1.210 cổ vật đã được giám định - trưng bày theo các chủ đề: lịch sử khai phá đảo - Phú Quốc xưa và nay - sản vật rừng và biển Phú Quốc - hình ảnh, hiện vật, cổ vật thể hiện văn hóa biển đảo Phú Quốc… Chung quanh tòa nhà 5 tầng là những khu cây xanh xen trong các gian nhà nuôi chó xoáy Phú Quốc, chim ó biển.










Một trong những hiện vật quý của bảo tàng Cội Nguồn là mảnh ván còn sót từ thuyền lương của Nguyễn Trung Trực được Huỳnh Phước Huệ tạc thành chân dung cụ Nguyễn để thờ.



Bảo tàng còn có 300 thư mục tài liệu tiếng Việt, Anh, Pháp về đất và người Phú Quốc cùng với trên 100 tác phẩm tranh dân gian và sáng tác về Phú Quốc. Trong ảnh: tái hiện không gian sống của người khai hoang thuở trước khi đến đảo:




Bộ sưu tập biển và rừng Phú Quốc có 20 hiện vật từ xương bò biển cá voi, nanh heo rừng, 90 loài sò, ốc và 10 loại san hô. Nhưng đáng chú ý nhất là 20 mảnh rêu hóa thạch hàng triệu năm tuổi. Trong ảnh là bộ xương một con bò biển (Dugong)




Bộ sắc phong Mạc Cửu của triều Nguyễn được Huỳnh Phước Huệ trân trọng dành một gian trưng bày riêng.



Nhà trưng bày mỹ nghệ gỗ lũa mẫu các loại gỗ rừng Phú Quốc, tranh ghép từ các loại vỏ sò ốc biển.







Có 540 hiện vật là những vật dụng gia đình nông ngư cụ của dân đảo từ xưa đến nay. Trong ảnh là một gian bếp và là kho chứa ngư cụ của một gia đình ngư dân Phú Quốc:



Và bên trong gian nhà trung nông



Cội Nguồn còn có một nhà trưng bày ngọc trai của Phú Quốc:







Click lên hình dưới đây để có bản phóng lớn:



Đăng lại (có thêm ảnh) từ Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online:

http://www.thesaigontimes.vn/tinanh/17706/


■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■


Ảnh: Dương Thế Lộc, Mỹ Xuyên


■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■


Xem thêm:


Ra Phú Quốc gặp CộI Nguồn - blog Mong Manh (click lên hình để đọc trọn bài)


http://huynhkimhuynh.blogspot.com/2009/04/ra-phu-quoc-gap-coi-nguon.html



Ra Phú Quốc gặp Cội Nguồn

http://www.thesaigontimes.vn/epaper/TB-KTSG/So17-2009(957)/23968/


The Origin Of Phu Quoc Island

http://www.thesaigontimes.vn/epaper/SGTW/No.17-09(916)/24029/


■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■


Khu bảo tồn bảo tàng Cội Nguồn Phú Quốc

149 Trần Hưng Đạo, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

ĐT:
077 3980206 | 0913820713

Email: contact@coinguonphuquoc.com

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=2991

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến