STATISTICS:
Bạn là người thứ 190, 400 đả thăm viếng Blog. Welcome to my world.
Năm nay hai vợ chồng tôi sẽ trở về thăm lại quê hương. Trong hoàn cảnh nước nhà kinh tế suy sụp, tôi thấy bổn phận phải trở về đi chơi xài tiền góp phần nhỏ bé giúp sinh hoạt kinh tế Việt Nam khởi sắc trở lại..
Chuẩn bị trở về du lịch, tôi soạn lại đống hình ảnh cũ, để biết rõ nơi nào đã đi, nơi nào chưa đi, và nghiên cứu xem nơi nào cần phải đi. Trong nhiều entry trước, tôi đã post nhiều hình chụp tại nhiều danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, như Hà Nội, Chùa Hương, Sapa, Hạ Long, Huế, Nha Trang, Saigon và Cần Thơ, Động Phong Nha, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, Chùa Vĩnh Nghiêm, Vườn Tao Đàn, trường Chasseloup Laubat, nhà thờ Huyện Sỹ, nhà thờ Cha Tam, Viện Hoá Đạo hay Việt Nam Quốc Tự ở Saigon v.v.
Trong entry nầy, xin chia sẻ với các bạn một vài hình ảnh chụp tại trường Trung Học Petrus Kỳ nay là Trung Học Lê Hồng Phong ở Saigon, lần về thăm quê hương 2 năm trước. Lúc trẻ tôi đã học hai năm trung học trường này trước khi đi Pháp du học 3 năm từ 1953 đến 1956 mới trở về. Lúc đó Việt Nam đã bị chia đôi..
Tôi trở về thăm lại trường xưa như một kẻ trộm đứng nhìn từ bên ngoài trường, như chàng trai si tình mang tên Điệp đứng nhìn trộm cô Lan, ở công chùa. Tuy nhiên một vài giây phút trở lại nơi chốn cũ, ở đó tôi đã có nhiều năm tháng vô tư hạnh phúc, cũng đủ thấy lòng vui vui. Tôi cầu mong thế hệ Lê Hồng Phong trẻ sau này sẽ nối tiếp truyền thống các đàn anh Petrus Ký ngày xưa, trở thành những người hữu ích trong xã hội..
Mời các bạn tham gia ý kiến xem chúng tôi cần đi đâu và tham quan cái gì trong chuyển về thăm quê hương sắp tới?.. (Sẽ bổ túc sau. Các bạn tự do chép lại bài trong Blog. Tuy nhiên xin các bạn nhớ đề tên tác giả và đường link của bài hoặc Blog. Cảm ơn nhiều.)




“Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong là một trường trung học phổ thông công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập năm 1927 và là một trong 3 trường trung học đầu tiên được thành lập tại Sài Gòn, với tên Trường Trung Học Petrus Ký.
Sau sự ra đời của trường Collège Chasseloup-Laubat năm 1874 (nay là trường THPT Lê Quý Đôn) và trường Collège de Jeunes Filles Indigèges năm 1915 (nay là trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai), chính quyền thuộc địa Nam Kỳ mở thêm trường bậc trung học thứ 3 tại Sài Gòn. Năm 1925, Kiến trúc sư Hebrard de Villeneuve được giao nhiệm vụ vẽ đồ họa xây cất cho ngôi trường mới tại Chợ Quán. Ngày 28 tháng 11 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương G. Gal ra một nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này được đặt dưới sự điều hành của Ban Giám đốc Trường Chasseloup Laubat và môt giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.
Năm 1928, khi các khu trường mới xây dựng xong, ngày 11 tháng 8 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robert ký nghị định số 3116 gồm 6 điều thành lập tại Chợ Quán, kể từ kỳ tựu trường 1928-1929 một trường Cao đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời với trên 200 học sinh của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này, có sát nhập một hệ Trung học Đệ nhị cấp bản xứ (Lycée). Nhân dịp khánh thành tượng đồng của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, Thống đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse chính thức đặt tên trường là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký. Do đó, trường còn có tên gọi là Petrus Ký, và tên này được sử dụng trong gần 50 năm.
Năm 1940, Câu lạc bộ học sinh trường Petrus Ký được thành lập. Câu lạc bộ đã tổ chức các hoạt động như văn nghệ, thể thao, cắm trại, với những sinh hoạt rất phong phú, tập hợp được đông đảo học sinh của trường và nhiều trường khác. Cũng tại đây, Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ viết bài hát La Marche des Étudiants, tiền thân của bài Tiếng gọi thanh niên và Tiếng gọi Công dân, Quốc ca của Việt Nam Cộng hòa.
Chỉ sau 1 năm, phong trào bị chính quyền thực dân cấm hoạt động do tuyên truyền các hoạt động yêu nước. Đến năm 1942, học sinh Petrus Ký theo phong trào của học sinh sinh viên Hà Nội tập hợp nhau lấy tên là đoàn S.E.T (Section Exécution Tourisme). Đoàn S.E.T tổ chức theo kiểu hướng đạo, giáo dục lý tưởng sống lành mạnh, yêu nước, yêu dân tộc đang bị ngoại xâm thống trị và từ ý thức này gợi đến ý thức chống Đế quốc. Trong thời gian này, tại trường cũng có một số giáo sư âm thầm biểu lộ tình cảm yêu nước của mình qua tác phong bài giảng như Phạm Thiều, Lê Văn Chí, Trần Văn Thanh.
Năm 1942, trường di chuyển về trường sở Sư phạm Sài Gòn vì chiến cuộc nhưng không lâu sau lại mở cửa dạy học vào năm ấy tại trường sở cũ. Nhưng đến năm 1945, trường sở bị trưng dụng làm doanh trại của quân đội Nhật. Trường phải dời về khu tiểu học Tân Định và sau đó ngưng hoạt động.
Ngày 1 tháng 4 năm 1946, sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, trường mở cửa dạy lại trong Chủng viện đường Lucien Mossard và đến năm 1947, trở lại hoạt động nơi trường sở hiện tại.
Từ năm 1948, học sinh trường Petrus Ký mở đầu phong trào đấu tranh đòi "Dạy và Học bằng Tiếng Việt", bãi bỏ chế độ thi hà khắc, chống khủng bố kiềm kẹp học sinh. Trong ngày tựu trường 10 tháng 9 năm 1949, học sinh các trường kết hợp với trí thức và cha mẹ học sinh đưa yêu sách yêu cầu Bộ giáo dục giải quyết ngay và tiến hành bãi khóa kéo dài 1 tháng. Chính quyền Nam phần Việt Nam đàn áp và bắt bớ. Giám đốc Nha học chính Nam phần ra lệnh đóng cửa hai trường Petrus Ký và Gia Long, sau đó ra lệnh cho học sinh làm đơn xin đi học lại. Học sinh vẫn tiếp tục đấu tranh với 3 yêu sách:
1. Lập tức thả ngay những học sinh bị bắt.
2. Bảo đảm an ninh cho học sinh, không được khủng bố, bắt bớ vô cớ.
3. Mở các trường vô điều kiện, không phải làm đơn xin học lại.
Ngày 9 tháng 1 năm 1950, hơn 2.000 học sinh trường Petrus Ký, Áo tím Gia Long, Kỹ thuật... kéo đến trụ sở Nha học chính biểu tình, đưa yêu sách đòi thả các học sinh bị bắt. Sau đó, đoàn biểu tình kéo đến dinh Thủ hiến Nam phần. Chính quyền thực dân ra lệnh giải tán, đàn áp đoàn biểu tình dữ dội. Lúc này đoàn biểu tình đã lên đến 50.000 người đã chống trả mãnh liệt. Cảnh sát nổ súng bắn vào đoàn biểu tình. Học sinh Trần Văn Ơn, trường Petrus Ký, bị tử thương. Ban đấu tranh của học sinh tổ chức bảo vệ xác Trần Văn Ơn ở bệnh viện Chợ Rẫy và sau đó tổ chức lễ tang trọng thể tại trường.
Ngày 12 tháng 1 năm 1950, toàn thành phố đình công bãi thị, tham dự đám tang Trần Văn Ơn. Học sinh các trường trung học Mỹ Tho, Cần Thơ, Huế, Hà Nội kéo về Sài Gòn tham dự. Hầu như toàn bộ học sinh các trường đều có mặt tại trường Petrus Ký mang theo khẩu hiệu ghi tên, trường và khẩu hiệu phản đối chính quyền. Hơn 1 triệu người xuống đường đưa đám tang. Đây là đám tang lớn nhất Sài Gòn, kể từ sau đám tang của cụ Phan Chu Trinh năm 1925.
Ngày 14 tháng 7 năm 1954, học sinh trường phát động phong trào đòi độc lập dân chủ tại trường bằng hình thức vẽ khẩu hiệu trên tường, trên bảng; công khai bày tỏ thái độ ủng hộ Hiệp định Genève.
Ngày 30 tháng 3 năm 1955, xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng Bình Xuyên nổ ra. Công an xung phong của Bình Xuyên vào đóng tại trường Petrus Ký. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1955, quân chính phủ đánh bật được quân Bình Xuyên ra khỏi trường Petrus Ký và các điểm khác. Ngày 1 tháng 5 năm 1955, học sinh Petrus Ký thành lập Ủy ban cứu tế nạn nhân hỏa hoạn do chiến sự gây ra. Phong trào đã tập hợp được rất nhiều tiền bạc và vật chất giúp đỡ đồng bào.
Năm 1961, trường được hợp thức hóa để trở thành trường Trung Học Đệ Nhị Cấp, chương trình trung học Việt Nam.
Năm 1970, học sinh trường tổ chức từ bãi khóa đến xuống đường tham gia biểu tình, đánh chiếm tòa đại sứ Campuchia, phản đối hành động Lon Nol tàn sát Việt Kiều ở Campuchia. Đêm 5 tháng 9 năm 1970, học sinh Petrus Ký cùng học sinh sinh viên các trường tổ chức đêm không ngủ của phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ ở miền Nam.
Năm 1972, Nguyễn Thái Bình, cựu học sinh Petrus Ký, du học ở Mỹ đã công khai công kích chính quyền Mỹ trên diễn đàn nước Mỹ. Chính phủ Mỹ đã trục xuất anh khỏi nước Mỹ, và khi về đến Việt Nam, Nguyễn Thái Bình đã bị bắn chết trong "vụ án không tặc Nguyễn Thái Bình".
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Sài Gòn, đã đặt trụ sở Ban quân quản thành phố, do tướng Trần Văn Trà đứng đầu, tại trường sở. Trường Trung Học Petrus Ký tạm thời đóng cửa đến tháng 7 năm 1975 thì mở cửa lại. Cuối tháng 9 năm 1975, các học sinh của trường học niên khóa 1974-1975 được dự thi bằng Trung Học Đệ nhất cấp và bằng Tú Tài.
Ngày 19 tháng 10 năm 1975 là ngày khai giảng năm học 1975-1976, năm học đầu tiên của trường dạy theo chương trình giáo dục mới. Trường cũng đổi tên thành trường Trung học cấp 2-3 Lê Hồng Phong. Từ năm học 1976-1977, trường không nhận học sinh vào lớp 6 (đệ thất cũ) và các lớp đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ cũ lần lượt chấm dứt theo cuốn chiếu đến năm 1979.
Năm học 1980-1981, trường chính thức mang tên trường Phổ thông Trung học Lê Hồng Phong, và mở lớp 10 chuyên Toán đầu tiên tại trường, thu nhận 25 học sinh có năng khiếu Toán của Thành phố, mở đầu cho truyền thống học giỏi sau 1975. Đến năm 1990, trường đổi tên thành Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi có năng khiếu dự thi Học sinh giỏi Quốc gia và Quốc tế.
Từ năm 1994-1995, trường được chọn làm Trung tâm Chất lượng Cao phía Nam, dành cho các học sinh trung học, và là nơi sáng lập ra kỳ thi học sinh giỏi hàng năm dành cho học sinh các tỉnh phía Nam từ Huế đến Cà Mau gọi là kỳ thi học sinh giỏi Olympic 30 tháng 4 dành cho học sinh khối 10 và 11, và tổ chức kì thi này trong 10/13 năm (có 2 năm tổ chức ở trường Lê Quý Đôn - Đà Nẵng. Năm 2007, tổ chức ở trường Quốc Học - Huế, năm 2008 tiếp tục tổ chức tại trường LHP) với mục đích tạo điều kiện giao lưu giữa các học sinh giỏi và trao đổi chuyên môn giữa các thầy cô dạy lớp chuyên của các tỉnh phía Nam.”
(Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_h%E1%BB%8Dc_Ph%E1%BB%95_th%C3%B4ng_chuy%C3%AAn_L%C3%AA_H%E1%BB%93ng_Phong_(Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh) )
Danh sách video vừa upload lên youtube.com:
http://www.youtube.com/profile?user=LTHDan&view=videos
Danh sách video được xem nhiều nhất, từ trên 6,200 đến gần 186,000 lần:
http://www.youtube.com/profile?user=LTHDan&view=videos&sort=v
Những bài liên quan:
Tham quan nhà thờ Cha Tam ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3146835
Tham quan Việt Nam Quốc Tự
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3176694
Tham quan nhà thờ Huyện Sỹ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3122793
Trường Chasseloup Laubat ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3101542
Thung lũng Tình Yêu
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2949736
Đà Lạt
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2949756
Chùa Hương
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2949794
Huế
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2954338
Suối Tiên (Saigon)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2916174
Nha Trang
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2958073
Cần Thơ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2958852
Cố đô Hoa Lư
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2907533
Tôi đi Hà Nội
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2908355
Sa Pa
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2960331
Những ngày vui tại Vịnh Hạ Long
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3039177
Những ngày vui tại Động Phong Nha
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3052504
Động Tam Cốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3011839
Bình Quới (Saigon)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2918789
Saigon: Đầm Sen
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2927194
Chợ Bến Thành ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3064015
Nhà Thờ Đức Bà ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3063862
Dinh Độc Lập ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3067849
Chùa Vĩnh Nghiêm ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3090202
Casino Đồ Sơn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2927325
Làng Việt Kiều ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2903290
Đảo Phú Quốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3014535
Đi giang hồ: Hà Nội
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2051307
Đi giang hồ: Đồ Sơn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2076739
Đi giang hồ: Cố đô Hoa Lư
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2051825
Đi giang hồ: Động Tam Cốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2057876
Đi giang hồ: Chùa Hương
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2072327
Đi giang hồ: Sapa
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2074925
Đi giang hồ: Huế
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2096756
Đi giang hồ: Nha Trang
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2096835
Đi giang hồ: Đà Lạt
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2135206
Đi giang hồ: Phú Quốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2136578
Đi giang hồ: Sa Đéc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2138962
Đi giang hồ: Long Xuyên
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2142618
Đi giang hồ: Về miền Tây
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2144109
Đi giang hồ: Động Phong Nha
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2153791
Đi giang hồ: Châu Đốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2153894
Đi giang hồ: Hà Tiên, Kiên Giang
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2159964
Đi giang hồ: Vĩnh Long
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2172223
Đi giang hồ: Cao Lãnh
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2177246
Đi giang hồ: Mỹ Tho
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2183231
Nhớ Saigon:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1622290
Saigon ơi, hẹn ngày tái ngộ:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1549034
Saigon, một thời để yêu, một thời để nhớ:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1565911
Saigon: Suối Tiên:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1671346
Saigon: Đầm Sen:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1699049
Saigon của tôi
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1731895
“Làng Việt Kiều ở Saigon”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/lang-vi-t-ki-u-saigon
“Đèn Saigon ngọn xanh ngọn đỏ..”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1510052
“Saigon, khung trời kỷ niệm (1)”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/saigon-khung-tr-i-k-ni-m-1
“Saigon trong tim tôi”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1526492
“Một ngày ở Saigon”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1506529
“Đường về quê Mẹ”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1535193
“Đi chơi Suối Tiên”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1538564
“Saigon một chiều mưa”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1455616
“Về thăm trường củ”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/saigon-khung-tr-i-k-ni-m-2
“ Đường về quê Nội”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1543422
“ Đường về quê Vợ”:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1548864
Saigon: Phòng trà Không Tên:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1491769
Saigon: Đêm Ánh Tuyết:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/saigon-dem-anh-tuyet
Saigon: Đêm Mỹ Tâm:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/saigon-dem-my-tam
Saigon: Thăm trường Trung Học Vỏ Trường Toản
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1488409
Saigon: Thăm trường Lê Quí Đôn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/saigon-khung-tr-i-k-ni-m-2
Saigon: Khung trời kỹ niệm:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/saigon-khung-tr-i-k-ni-m-1
Saigon ngày nay:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1455616
Người đẹp Saigon:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/mis-saigon
A wedding in Saigon:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/a-wedding-in-saigon-2
Saigon: Mừng ngày Nhà Giáo:
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/1515103
Vịnh Hạ Long..
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/v-nh-h-long
Những video liên quan:
Saigon của tôi:
http://www.youtube.com/watch?v=CwaPky95gHk
Saigon của tôi (2):
http://www.youtube.com/watch?v=Ai_TzI6mBFI
Saigon của tôi (3):
http://www.youtube.com/watch?v=3HfLYP5MHcw
Saigon: Đầm Sen:
http://www.youtube.com/watch?v=CxKnZGXfVpE
Saigon: Bình Quới:
http://www.youtube.com/watch?v=TZD3_YUSBys
Saigon về đêm:
http://www.youtube.com/watch?v=Vb-RylE1wAA
Saigon: Rehearsal for a beauty contest
http://www.youtube.com/watch?v=gteLuuH7sSY
A wedding in Saigon
http://www.youtube.com/watch?v=dL17YOO0crI
Đường về Quê Mẹ
http://www.youtube.com/watch?v=082R_QHnqCg
Việt Nam, quê hương mến yêu (4)
http://youtube.com/watch?v=0Q3GEvf7mS8
Việt Nam, quê hương mến yêu (5)
http://youtube.com/watch?v=BuBscCyB-l0
Happy days in Saigon
http://youtube.com/watch?v=cTa7PU9vj_w
Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3193222
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.