Dulichbui's Blog - Khu di tích Dục Thanh thuộc địa phận số nhà 39 Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Khu di tích Dục Thanh cách trung tâm thị xã Phan Thiết 200m, cách quốc lộ một là 300m theo hướng Tây Nam, dùng mọi phương tiện giao thông đều đến được khu di tích.
Khu di tích này là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và dạy học năm 1910, trước lúc người vào Sài Gòn để vượt trùng dương tìm đường cứu nước.
Khu di tích này bao gồm: trường Dục Thanh, nhà ngủ, nhà thờ Nguyễn Thông, ngọa du sào, giếng nước, cây khế, hồ sen, hòn non bộ, bức bình phong, ngoài ra còn có vườn cây ăn quả, cây lưu niệm, cây cảnh v.v... Tổng diện tích 1ha, có hàng rào bao bọc, có hai cổng ra vào: Cổng chính ở đường Trưng Nhị. Cổng phụ ra vào làm việc ở đường Nguyễn Trường Tộ.
Trường Dục Thanh do công ty Liên Thành được xây dựng năm 1908. Đó là ngôi nhà lợp ngói âm dương, cửa gỗ, tường bằng những song gỗ xếp chéo hình thoi.
Dục Thanh là trường bỏ nhưng có nội dung giảng dạy vào loại tiến bộ lúc đó. Trường có 2 ban: Ban Hán văn và Ban Pháp văn (có lồng chương trình quốc ngữ). Trường có từ lớp tư đến lớp nhất, gồm 100 học sinh và 7 thày giáo.
Ban Hán văn do Nguyễn Quý Anh là Chánh Hán, Trần Đình Phiêu là Phó Hán.
Ban Pháp văn do thày Hải (người Quảng Nam lai Pháp) là Chánh Pháp, thày của (người Phan Thiết) là Phó Pháp.
Trường nhận nội trú cho thầy giáo và học trò.
Hai con gái cụ Nguyễn Thông (Nguyễn Thị Chuyên, Nguyễn Thị Lúa) phụ trách cấp dưỡng cho toàn trường. Nhân dân đóng góp ruộng để lấy hoa lợi làm học phí cho học sinh.
Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành (tên Bác Hồ lúc đó) vào Phan Thiết được hai hội viên của Công ty Liên Thành là Trương Gia Mô và Hồ Tá Bang giới thiệu vào dạy tại trường Dục Thanh.
Thời gian dạy học tại đây, thày Thành đã đóng góp cải tiến giảng dạy và truyền bá lòng yêu nước cho học trò.
Mỗi khi vào lớp, thày Thành thường rung chuông để tất cả học sinh đứng dạy đọc những bài thơ yêu nước "Aá tế Aá", "Việt Nam hồn" v.v...
Hàng tuần vào tối thứ năm, học sinh thuyết trình đề tài tiếng Việt trước cả lớp.
Vào những ngày nghỉ, thày Thành hướng dẫn học sinh đi ngọa cảnh làng Sơn Khê, bãi biển Phan Thiết, đình làng Đức Nghĩa. Trong những lúc ngắm cảnh sơn thủy hữu tình, thầy Thành hướng gợi nhớ cho học sinh lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc qua những chuyện kể về các anh hùng có công dựng nước và giữ nước.
Cuối năm 1910 thày Thành từ giã trường Dục Thanh vào Sài Gòn để chuẩn bị bôn ba hải ngoại trên đường cứu nước.
Khu di tích Dục Thanh trở thành một trong những nơi gắn liền với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh. Năm 1976 Trung ương Đảng đã nhất trí với đề nghị của Tỉnh Đảng bộ Thuận Hải là sửa chữa và phục chế toàn bộ khu di tích Dục Thanh.
Dulichbui's Blog (Tổng hợp)
Xem đầy đủ bài viết tại http://feedproxy.google.com/~r/dulichbonmua/~3/d-jfo6BzX0s/khu-di-tich-duc-thanh.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét