Thứ Ba, 7 tháng 4, 2009

Dulichbui's Blog - Làng Mỹ Nghiệp Nằm cách thị xã Phan Rang khoảng 10 km về hướng Nam, thuộc huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống khá đặc sắc. Đa số người dân ở đây là dân tộc chăm.

Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, theo truyền thuyết vào thế kỷ 17 vua Ponưra. Bà là một nghệ nhân tạo ra những hoa văn rất đặc sắc trên nền vải, và chính bà đã tạo ra nghề dệt này, bà đã truyền lại cho ông Xa và bà Chaleng. Họ là hai vợ chồng sinh sống ở làng ChaLeng thời xưa và bây giờ chính là làng Mỹ Nghiệp.Ngày xưa người dân tự trồng bông làm nguyên liệu sản xuất và dùng cây Chùm Bầu, cây Mo, bùn non làm phẩm nhuộm và dùng các khung gỗ thô sơ làm công cụ tạo ra sản phẩm mà chủ yếu dùng làm trang phục cho người quá cố. Cho đến năm 1991 cơ sở của nghề dệt đã được hình thành nhưng chưa được phát triển chỉ tiêu thụ tại các tỉnh Lâm Đồng, Daklak.... Những năm gần đây mặt hàng này không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới.
Nghề dệt đã tạo cho người dân làng Mỹ Nghiệp có việc làm và mức thu nhập tương đối ổn định. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên Nghề dệt làng Mỹ Nghiệp ngày càng phát triển mạnh, hiện nay đã có nhiều cơ sở sản xuất đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đứng trước cơn lốc của nền kinh tế thị trường ngày nay, hầu hết các sản phẩm đều có những yêu cầu thay đổi mẫu mã để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, Nhưng người dân tộc Chăm ở đây vẫn quyết tâm duy trì bảo vệ những nét hoa văn truyền thống của cha ông trên mặt dệt thổ cẩm của mình.
Ngày xưa, Người dân tộc chăm phải tự trồng bông vải rồi se thành những sợi chỉ nhỏ để làm nguyên liệu, và dùng các loại cây để chế biến phẩm nhuộm. Ngày này, các công đoạn trên không còn nữa, người dệt đã mua chỉ sợi và phẩm màu công nghiệp từ thành phố để làm nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm.
Các công đoạn hình thành sản phẩm:
- Đưa sợi vào sa quay để quay vào từng ống nhỏ theo từng màu.
- Đưa vào khung móc để pha màu chỉ
Sau đó mới ráp vào khung để chuẩn bị dệt
Có hai loại khung: Khung ngắn và khung dài
+ Khung ngắn: Các nghệ nhân dùng 7 cây go bằng tre để tạo hình hoa văn.
Khung ngắn chỉ tạo ra những sản phẩm bề ngang 0,9m và dài 3,4m. Những sản phẩm này người nghệ nhân hoàn thành trong ba ngày.
+ Khung dài: Dùng 7 hòn go làm bằng đá San hô(10X6cm) được buộc bởi các sợi dây để tạo hoa văn.
Khung dài cho ra những sản phẩm bề ngang từ 2cm đến 30 cm, bề dài từ 100 đến 120 m, bình quân mỗi ngày người nghệ nhân dệt khoảng 5 đến 6m. Hoàn thành sản phẩm từ 25 đến 30 ngày.
Các hình hoa văn thường có dạng:
Bông hình thoi
Bông chân chó.
Bông mai
Bông gùrék.
Từ thời xa xưa tấm vải Xàrong (Tukman) được dùng làm trang phục cho các vị vua và hoàng hậu. Do đó đến ngày nay người dân tộc chăm coi đó là loại vải may trang phục linh thiêng nhất. Nên người dân tộc chăm không mặc nó như một trang phục thường ngày và không phải ai cũng mặc được.Ngày nay trang phục này được dựng trong cái chiết làm bằng tre, đến các ngày hội lớn bà bóng (đại diện cho mỗi dòng tộc) mới mặc trang phục này để tế lễ.
Hiện nay làng dệt Mỹ Nghiệp chỉ còn một nghệ nhân 67 tuổi dệt được, bởi vì loại vải này rất khó dệt và không giống như các mặc hàng thổ cẩm khác nó rất mềm mại với các hình hoa văn rất đặc trưng mà không ai có thể làm được một cách dễ dàng. Điều đặc biệt là tấm vải này chỉ được dệt bởi những người phụ nữ đã mãn kinh nguyệt. Những hộ gia đình nào dệt ra tấm vải này thì hàng năm phải tế lễ một con dê hoặc là một cặp gà trắng, nếu lễ vật là một con dê thì cúng ở nhà, còn lễ vật là cặp gà trắng thì cúng ở tháp Poklong Garai hoặc tháp Pôrômê.
Không biết bởi tính hiếu kỳ hay hình hoa văn trên tấm vải Xàrong mà người nước ngoài rất ưa chuộng họ đã đặt mua rất nhiều. Chính vì vậy nó trở thành mặt hàng có giá trị nhất trong các loại sản phẩm của làng dệt Mỹ Nghiệp.
Dulichbui's Blog (Theo Bưu điện Ninh Thuận)

Xem đầy đủ bài viết tại http://feedproxy.google.com/~r/dulichbonmua/~3/2eUDQXIWUyc/lang-det-my-nghiep.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến