Búng Bình Thiên nằm trên địa bàn ba xã Khánh Bình, Nhơn Hội, Quốc Thái (thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang) nối với sông Bình Di, vào mùa nước nổi thì thông ra sông Hậu. Về mùa khô, búng Bình Thiên có diện tích khoảng 200 - 300 héc ta, sâu gần 4 mét; mùa mưa diện tích tăng gấp 3 lần và sâu đến 7 mét. Búng Bình Thiên dài khoảng 4 ki lô mét, rộng hơn 500 mét.
Khi một dòng chảy có nhánh phình to ra còn được gọi là búng, một loại hồ tự nhiên nối với sông lớn. Búng Bình Thiên có nghĩa là hồ nước bình yên của trời, quanh năm phẳng lặng phản ánh mây trời đồng bằng. Điều lạ lùng là vào mùa lũ, nước sông Hậu đục ngầu phù sa nhưng bên trong búng nước vẫn trong xanh. Đây là một trong những thắng cảnh vùng ngập nước độ đa dạng sinh học rất cao ở An Giang.
Hình ảnh của thời khẩn hoang rập rờn sen, súng và hoa cỏ dại, bên dưới là thế giới các loài thủy tộc: tôm, cá, rắn, rùa… nguồn sống của biết bao thế hệ cư dân đồng bằng, nhất là vào mùa nước nổi hàng năm.,
Vùng đất này có nhiều người Chăm sinh sống. Các cô gái Chăm trước đây sống khép kín quanh quẩn trong thôn xóm theo tục ga-sâm, ngày nay đã mở rộng quan hệ giao tiếp, đi lại làm ăn khắp nơi, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng.,
Hiện đang có những dự định biến búng Bình Thiên thành khu du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng; nhưng nơi đây đang bị ô nhiễm do các nhà lồng nuôi cá trên hồ.
Ảnh: Ngô Thụy An
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=2697
0 nhận xét:
Đăng nhận xét