Thứ Tư, 18 tháng 3, 2009

Dulichbuis' Blog - Đầu thế kỷ 17, khi người việt đến lập cư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất Sài Gòn xưa trở thành nơi phố chợ đông đúc náo nhiệt nhất vùng Nam kỳ lục tỉnh.

Chợ Bến Thành được mô tả trong sử củ như sau: đó là một "phố chợ nhà cửa trù mật ở doch theo bên sông. Chổ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biên lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa Ngư, có gác cầu ván bắc ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền". Thời ấy, đất Gia Định là một vùng nông nghiệp trù phú nên chợ Bến Thành đầy hàng hóa, nào gạo, cá khô, tôm khô, cau, đường,... bán ra để mua tơ lụa, quả thô, nhang, quạt, trà, đồ sứ... từ nước ngoài mang đến. Sở dĩ có tên là Chợ Bến Thành là vì chợ ở gần bến sông và gần Thành Quy. Đây chính là khu vực mà nay dành cho thương cảng Sài gòn. Sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833-1835) phố chợ Bến Thành không còn sầm uất như trước.
Sau khi đánh chiếm Gia Định, thực dân Pháp đã cho lập một nhà lồng làm chợ ở ngày trên nền đất mà nay là trường Trung học Ngân Hàng 3. Ngôi chợ này bị cháy năm 1870, nhưng đã được trùng tu với sườn sắt. Trước nhà lồng chợ có con kinh rộng chạy đến trước của tòa nhà nay là trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố. Đến năm 1887-1888 thì con kinh này được lấp lại, làm cho khu vực Võ Di Nguy, Tôn Thất Thiệp trở nên náo nhiệt hơn. Đại lộ Nguyễn Huệ trước kia là đường kinh lấp. Ngôi chợ Bến Thành được chuyển đến vị trí ngày nay. Nhà lồng chợ được khởi công xây cất trên vùng đất trước đó là một ao sình lầy gọi là ao Boresse. Thế là chợ Bến Thành xưa trở thành Chợ cũ, còn chợ Bến thành mới được gọi là Chợ Mới Sài gòn.

Ngôi chợ này được khởi công xây cất khoảng năm 1912 và khánh thành vào tháng 3 năm 1914. Ngày khánh thành có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về. Cuộc lễ diễn ra trong 3 ngày 28,29,30 tháng 3 năm 1914 với pháo bông, xe hoa. Hai con đường bên hông chợ mãi đến năm 1940 còn là bến xe miền Đông và miền Tây. Gần một trăm năm qua, chợ Bến Thành bao giờ cũng là một trung tâm thương mại, trung tâm phồn hoa náo nhiệt của thành phố Sài gòn và các tỉnh Nam Bộ cũ. Dân dần nó trở thành một chợ lớn, nơi tập trung những mặt hàng quý hiếm trong nước và nước ngoài.
Sau ngày giải phóng năm 1975, chợ Bến Thành được sắp xếp và cải tạo lại một cách gọn gàng và ngắn nắp hơn. Trong chợ Bến Thành ngày nay chúng ta có thể tìm thấy đủ thứ laoij hàng hóa, từ thực phẩm vật dụng hàng ngày, hàng nhập cảng cũng như hàng nội hóa, từ những mặt hàng thông thường đến những hàng xa xỉ phẩm.
Năm 1985, Ủy ban nhân dân thành phố và quận 1 đã cho chỉnh trang và sửa chửa lớn chọ Bến Thành. Nhà lồng chợ và các gian hàng, sạp hàng được sửa chửa và làm mới, nhưng vẫn giữ lại cấu trúc cũ của chợ. Chợ Bến Thành thường được dùng làm biểu tượng cho thành phố.

Bạn có biết???
Chợ Bến Thành - trước đây đã suýt bị... đập để xâp lại.

Trước đây, việc cải tạo khu trung tâm đã được quan tâm qua các thời kỳ. Đồ án quy hoạch của khu trung tâm thương mại Sài gòn do Lê Văn Lắm đề xuất đã được tuyên truyền năm 1964. Tuy nhiên chí có một vài việc sửa sang đường sá, xây một vài cao ốc ở đại lộ Nguyễn Huê.
Ở trung tâm Sài gòn, Chợ Bến Thành - người ta coi như biểu tượng của thành phố - đã có dự kiến xây dựng lại.
Tòa đo chánh Sài gòn trước đây đã tổ chức cuộc thi đồ án xây mới chợ Bến thành và nhận được 8 phương án. Kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng trúng giải nhất, đã trình bày phương án dùng tất cả diện tích 12.000m2 của ngôi chợ cũ, làm nhiều tầng, mỗi tầng trên đưa ra rộng hơn diện tích tầng dưới; một hệ thống con sơn đỡ phần đưa ra chạy 4 mặt cửa đông, tây, nam, bắc. Tầng hầm sâu xuống đất dùng làm bãi đỗ xe hơi, tầng trệt là nơi bày bán thịt vfa hoa quả, khu giữa thì bán cá. Phía trên lớp mái vòm bảo đảm ánh sáng và thông thoáng. Tầng một bán bách hóa, tầng hai bán tơ lụa, đặt ngân hàng. Ý đồ độc đáo của phương án là dùng tầng ba làm nơi gửi trẻ cho người người bán hàng và cho cả người đi mua. Đối với các gia đình đông con, biện pháp này có khả năng thực tế. Sân thượng có hàng quán ăn, rạp chiếu bóng, hát cải lương... Một ngôi tháp cao 50m chế ngự Công trường Diên hồng cũ, phần trên tháp dành làm một nhà hàng. Người ta định khởi công đầu xây dựng trong năm 1972, nhưng việc đầu tư trên 1 tỷ rưỡi đồng có lẽ đã là lý do chính để không thực hiện dự kiến tốt đẹp của đồ án án kiến trúc này.


Dulichbui's Blog (tổng hợp)

Xem đầy đủ bài viết tại http://feedproxy.google.com/~r/dulichbonmua/~3/TK1D5pxVodg/cho-ben-thanh.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến