Từ thông dụng chỉ chữ "ăn vả" là ăn chơi, ăn cho vui. Vì vậy, trái vả ở Huế đa phần để dùng làm món ăn chơi.
Tất nhiên, nếu bạn ghé Huế, đến một nhà hàng sang trọng hay nhà hàng vỉa hè, trong thực đơn thì món vả trộn đứng đầu bảng. Có thể nói đây là món ăn không đụng hàng với bất cứ vùng miền nào, và muốn ăn trái vả chỉ đến Huế mới có.
Một người bạn kể cho tôi nghe về cây vả ở Huế. Đây là một loại cây họ hàng với cây sung, do người dân hay trồng sau nhà. Điểm đặc biệt là trồng vả phải trồng hai cây, không trồng đơn lẻ bao giờ. Cây vả rất khó chết, lớn nhanh, tỏa bóng mát và cho trái quanh năm. Nhưng nhà có cây vả để chết khô là điềm rủi. Cây vả không cần chăm sóc, lại cho loại trái dùng làm thức ăn gần như độc quyền ở Huế.
Vả và sung cùng họ, nhưng cái khác ở chỗ trái sung nhỏ, lớp cùi mỏng, chát. Thỉnh thoảng có người làm món sung muối nhưng ăn không ngon. Sung chủ yếu bán trong ngày tết để chưng lên mâm trái cây nhằm mong muốn làm ăn một năm sung túc.
Riêng trái vả khác xa. Tôi xin tả lại đây để các bạn hình dung loại trái này (vì bạn chưa đến Huế chắc chắn bạn chẳng biết trái vả như thế nào). Trái vả gần giống như trái bần miền Nam, hoặc cụ thể hơn là giống như trái cà dĩa nhưng nhỏ hơn. Bình thường mỗi trái vả có độ dày từ 3-5 cm, chiều dày khỏang 1,5-2 cm, khi còn tươi có màu xanh. Trái vả bọng ruột, lớp cơm màu trắng (đó là phần dùng để chế biến thức ăn), vả có vị ngọt vừa, ăn vào bùi bùi.
Tất nhiên, nếu bạn ghé Huế, đến một nhà hàng sang trọng hay nhà hàng vỉa hè, trong thực đơn thì món vả trộn đứng đầu bảng. Có thể nói đây là món ăn không đụng hàng với bất cứ vùng miền nào, và muốn ăn trái vả chỉ đến Huế mới có.
Một người bạn kể cho tôi nghe về cây vả ở Huế. Đây là một loại cây họ hàng với cây sung, do người dân hay trồng sau nhà. Điểm đặc biệt là trồng vả phải trồng hai cây, không trồng đơn lẻ bao giờ. Cây vả rất khó chết, lớn nhanh, tỏa bóng mát và cho trái quanh năm. Nhưng nhà có cây vả để chết khô là điềm rủi. Cây vả không cần chăm sóc, lại cho loại trái dùng làm thức ăn gần như độc quyền ở Huế.
Vả và sung cùng họ, nhưng cái khác ở chỗ trái sung nhỏ, lớp cùi mỏng, chát. Thỉnh thoảng có người làm món sung muối nhưng ăn không ngon. Sung chủ yếu bán trong ngày tết để chưng lên mâm trái cây nhằm mong muốn làm ăn một năm sung túc.
Riêng trái vả khác xa. Tôi xin tả lại đây để các bạn hình dung loại trái này (vì bạn chưa đến Huế chắc chắn bạn chẳng biết trái vả như thế nào). Trái vả gần giống như trái bần miền Nam, hoặc cụ thể hơn là giống như trái cà dĩa nhưng nhỏ hơn. Bình thường mỗi trái vả có độ dày từ 3-5 cm, chiều dày khỏang 1,5-2 cm, khi còn tươi có màu xanh. Trái vả bọng ruột, lớp cơm màu trắng (đó là phần dùng để chế biến thức ăn), vả có vị ngọt vừa, ăn vào bùi bùi.
Lần đầu tiên tôi được giới thiệu món vả trộn trong một nhà hàng lớn ở Huế. Anh bạn đưa tôi tới cho rằng món "nhập môn" ở Huế phải là món vả trộn. Nhìn vào đĩa thì thấy cũng nhiều màu sắc, và không biết vả nằm ở chổ nào trong đĩa thức ăn đầy hấp dẫn này. Ăn vả trộn kèm với bánh tráng nướng và tất nhiên, không thể thiếu một chai rượu Minh Mạng. Xúc miếng vả bằng bánh tráng, bỏ vào miệng thì quả thật rất ngon, dường như tinh túy đất trời đều dồn vào đây.
Đĩa rau sống thiếu những lát vả thì nhất định đó không phải là đĩa rau sống
ở Huế.
Tác giả Khương Việt Khuê
Tò mò mới hỏi cách làm vả trộn, thì ra cũng là một quá trình chế biến chứ không dễ dàng. Này nhé, trái vả hái xuống phải luộc sơ để chà tróc lớp vỏ xanh bên ngòai. Xong xắt đôi ra, làm sạch ruột và tiếp tục nấu cho trái vả mềm thật mềm. Đĩa vả trộn gồm có vả luộc mềm bóp nát ra, thịt nạc xắt nhỏ, da heo xắt nhỏ, tôm cũng xắt nhỏ... rồi biết bao nhiêu gia vị bỏ vào như tiêu, ớt, mè đen... Khi trình bày món ăn cho khách lại có thêm rau thơm, ngò thơm, đậu phọng rang giòn. Tất nhiên thêm một chén nước mắm pha chế cũng rất Huế.
Cái hay là người Huế rất ăn cay, nhưng món ăn chế biến chỉ cay tương đối để phù hợp với khẩu vị của khách. Nhưng nếu muốn ăn cay, đã có sẵn lọ ớt xay để trộn thêm hoặc cắn trái ớt xanh gọi là ớt cao sản. Cắn trái ớt cay xè mà lại thơm miệng, tăng kích thích cho độ ngon.
Vả không chỉ để làm món vả trộn, mà còn là món rau sống ăn với các món ăn khác, chẳng hạn vả sống chấm ruốc. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy những lát vả trắng giống như những miếng đu đủ.
Lại nghe kể chuyện làm ra món rau vả. Đó là dùng trái vả non, gọt vỏ xanh, xẻ ra cạo sạch ruột rồi thái lát mỏng. Những lát vả đã thái đem ngâm vào nước có thêm tí muối, khi dọn lên ăn mới vớt ra. Trái vả không trắng hẳn, mà nhạt vàng, ăn vào như rau, ngon. Ấy vậy mà đĩa rau sống thiếu những lát vả thì nhất định đó không phải là đĩa rau sống ở Huế.
Nghe nói trái vả còn trở thành một loại thực phẩm đa đoan. Vả cuốn bánh tráng vả kho với cá, vả làm dưa... Nhưng tôi chưa ăn các món này, chỉ hẹn lần sau trở lại Huế, sẽ ăn tất cả các món ăn liên quan tới trái vả.
Vả không chỉ để làm món vả trộn, mà còn là món rau sống ăn với các món ăn khác, chẳng hạn vả sống chấm ruốc. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy những lát vả trắng giống như những miếng đu đủ.
Lại nghe kể chuyện làm ra món rau vả. Đó là dùng trái vả non, gọt vỏ xanh, xẻ ra cạo sạch ruột rồi thái lát mỏng. Những lát vả đã thái đem ngâm vào nước có thêm tí muối, khi dọn lên ăn mới vớt ra. Trái vả không trắng hẳn, mà nhạt vàng, ăn vào như rau, ngon. Ấy vậy mà đĩa rau sống thiếu những lát vả thì nhất định đó không phải là đĩa rau sống ở Huế.
Nghe nói trái vả còn trở thành một loại thực phẩm đa đoan. Vả cuốn bánh tráng vả kho với cá, vả làm dưa... Nhưng tôi chưa ăn các món này, chỉ hẹn lần sau trở lại Huế, sẽ ăn tất cả các món ăn liên quan tới trái vả.
Dulichbui's Blog (Theo BBC)
Xem đầy đủ bài viết tại http://feedproxy.google.com/~r/dulichbonmua/~3/UwkUebU6LYM/en-hue-anva.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét